6 loài dơi con người phải tránh xa

Dơi ma cà rồng gián tiếp đoạt mạng hàng chục người mỗi năm do chúng gieo rắc bệnh dại, còn dơi trái cây Ai Cập mang virus gây bệnh sốt xuất huyết.

Dơi ma cà rồng gián tiếp đoạt mạng hàng chục người mỗi năm do chúng gieo rắc bệnh dại, còn dơi trái cây Ai Cập mang virus gây bệnh sốt xuất huyết.

Dơi đầu xám Australia

Với chiều dài sải cánh lên tới 100 cm, dơi đầu xám là loài dơi lớn nhất tại Australia. Chúng ăn phấn, mật hoa và trái cây nên đóng vai trò quan trọng đối với hoạt động thụ phấn và phân tán hạt. Số lượng của chúng giảm mạnh trong những năm qua và hiện nay các nhà khoa học ước tính chỉ khoảng 300.000 con đang sống trên hành tinh.

Dơi đầu xám có thể mang lyssavirus, có họ hàng với chủng virus gây bệnh dại. Sau khi dơi cắn hoặc cào, nạn nhân chỉ có cơ hội sống sót nếu họ điều trị ngay lập tức. Ngoài ra, chúng còn mang virus Hendra, chủng virus thường tấn công ngựa nhưng cũng có thể lây sang người.

Ảnh: blogspot.com
Một con dơi trái cây Ai Cập. Ảnh: Foto Natura

Dơi trái cây Ai Cập

Một con dơi trái cây Ai Cập. Ảnh: Flickr
Một con dơi trái cây Ai Cập. Ảnh: Flickr

Tồn tại trên khắp châu Phi và Trung Đông, số lượng mỗi đàn dơi trái cây Ai Cập có thể lên tới vài nghìn con. Chúng có thể mang virus Ebola, thủ phạm gây nên dịch Ebola khiến vài nghìn người thiệt mạng ở Tây Phi. Các nhà khoa học đã phát hiện những kháng sinh chống chủng virus Ebola ở Zaire tại Gabon. Ngoài ra, người ta còn thấy virus Marburg - một chủng có quan hệ họ hàng với virus Ebola - trong những con dơi ở Uganda vào năm 2007 và 2008. Những thợ mở làm việc trong hang đã nhiễm virus.

Dơi móng ngựa Trung Quốc
Dơi
Mũi kỳ dị của dơi móng ngựa Trung Quốc giúp chúng định vị chướng ngại vật và con mồi bằng sóng siêu âm. Ảnh: SPL

Phân bố trên toàn lãnh thổ Trung Quốc, dơi móng ngựa Trung Quốc sở hữu phần nhô hình móng ngựa ở mũi. Chiếc mũi kỳ quái giúp chúng định vị bằng sóng siêu âm khi săn mồi. Chúng mang một loại virus có khả năng gây bệnh ở đường hô hấp, có đặc điểm khá giống loại virus từng gây nên đại dịch SARS vào năm 2003 khiến 8.000 người nhiễm bệnh và 775 người chết chỉ trong vài tháng. Do chủng virus ấy vẫn ẩn náu trong những con dơi móng ngựa Trung Quốc, các nhà khoa học không thể loại trừ khả năng dịch SARS đã biến mất vĩnh viễn.

Dơi mộ Ai Cập

Giới y tế nghi dơi mộ Ai Cập là vật trung gian lây truyền hội chứng Hô hấp Trung Đông. Ảnh:
Giới y tế nghi dơi mộ Ai Cập là vật trung gian lây truyền hội chứng Hô hấp Trung Đông. Ảnh: Getty Images

Bán đảo Arab, Ấn Độ và châu Phi là nơi mà dơi mộ Ai Cập sống. Chúng ăn côn trùng và chủ yếu phân bố ở những dòng sông trong các savannah khô. Mỗi đàn của chúng có thể bao gồm từ vài tới hàng nghìn cá thể. Đúng như tên gọi, dơi mộ Ai Cập thường trú ẩn trong các tòa nhà cũ, đường hầm hoặc giếng hoang. Chúng có thể mang chủng virus gây hội chứng Hô hấp Trung Đông (MERS). Mặc dù vậy, giới khoa học cần nghiên cứu thêm để khẳng định chính xác giả thuyết này. Rất có thể MERS lây lan sang người qua động vật trung gian - chẳng hạn như lạc đà - chứ không phải lây trực tiếp từ dơi.

Dơi nâu lớn

Là loài ăn côn trùng và phân bố trên khắp châu Mỹ, dơi nâu lớn mang lại nhiều lợi ích cho con người. Chúng ăn côn trùng gây hại cho cây trồng. Một nghiên cứu cho thấy nhờ việc dơi nâu lớn ăn côn trùng mà giá trị mùa màng của nông dân tăng thêm tới 4 tỷ USD mỗi năm. Nhưng giờ đây "hội chứng mũi trắng", một bệnh do nấm gây nên, đang lây lan khắp khu vực Bắc Mỹ và giết hàng triệu con dơi thuộc 9 loài - bao gồm dơi nâu lớn.

Những nơi mà dơi nâu lớn trú ngụ khá gần nơi ở của người. Ảnh:
Những nơi mà dơi nâu lớn trú ngụ khá gần nơi ở của người. Ảnh: Getty Images

Dơi nâu lớn mang theo những chủng virus gây bệnh ở đường hô hấp. Khi virus lây từ dơi sang ngày, chúng trở nên nguy hiểm hơn nhiều so với khi chúng trú ngụ trong cơ thể dơi. Do tỷ lệ dơi nâu lớn mang virus rất lớn và các quần thể phân bố khá gần những khu vực mà con người sống, chúng trở thành mối hiểm họa.

Dơi ma cà rồng
Nổi tiếng với hành vi hút máu động vật, dơi ma cà rồng sống ở khu vực Nam Mỹ và Trung Mỹ. Chúng là một trong số rất ít loài động vật có xương sống sở hữu những cơ quan có khả năng cảm nhận bức xạ hồng ngoại. Khả năng chọn mảng da ấm nhất để hút máu cũng là một điểm nổi bật của chúng. Họ Dơi ma cà rồng gồm 3 loài, trong đó Desmodus rotundus là loài phổ biến nhất.

Nhiều nước thực hiện các chiến dịch diệt dơi ma cà rồng từ thập niên 60. Ảnh: Getty Images
Nhiều nước thực hiện các chiến dịch diệt dơi ma cà rồng từ thập niên 60. Ảnh: Getty Images

Bệnh dại do dơi ma cà rồng gây nên đoạt mạng hàng vạn gia súc và hàng chục người mỗi năm. Do đó, nhiều nước tiêu diệt ma cà rồng từ thập niên 60. Song một số nghiên cứu gần đây cho thấy việc tàn sát chúng không phải là giải pháp hay, mà thậm chí còn khiến bệnh dại lây lan rộng hơn.

Theo Kim Cương
Zing



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.