Bí ẩn viên đá kỳ lạ tại Ai Cập - không giống bất kỳ thứ gì được tìm thấy trong Hệ Mặt trời

Hơn 20 năm trước, các nhà khảo cổ tìm thấy một viên đá kỳ lạ tại Ai Cập. Không ngờ rằng, nó lại ẩn chứa quá nhiều bí ẩn làm đau đầu khoa học sau này

Hơn 20 năm trước, các nhà khảo cổ tìm thấy một viên đá kỳ lạ tại Ai Cập. Không ngờ rằng, nó lại ẩn chứa quá nhiều bí ẩn làm đau đầu khoa học sau này. 

Năm 1996, giới khảo cổ đã tìm thấy một viên đá kỳ lạ tại miền nam Ai Cập. Nó sớm được xác định là một thiên thể từ ngoài vũ trụ, với cái tên Hypatia.

Tuy nhiên, mọi chuyện chưa dừng lại ở đó. Trong một nghiên cứu mới được công bố, Hypatia thực sự rất bí ẩn. Có nguồn gốc từ bên ngoài vũ trụ, nhưng cấu trúc của nó không giống bất kỳ thiên thạch hoặc tiểu hành tinh nào cả. Thành phần của viên đá bao gồm những vi khoáng chất không giống như bất kỳ thứ gì được tìm thấy trong hệ Mặt trời. 

Bí ẩn viên đá kỳ lạ tại Ai Cập - không giống bất kỳ thứ gì được tìm thấy trong Hệ Mặt trời - Ảnh 1.

Cụ thể, những viên thiên thạch thông thường được cấu tạo chủ yếu từ silicon và carbon - giống như thành phần làm nên Trái đất. Tuy nhiên, Hypatia thì không giống như thế. Nó chứa một lượng lớn hợp chất carbon, trong đó hầu hết được chuyển thành phân tử kim cương siêu nhỏ. Thậm chí, nó còn chứa một chất cực kỳ bất thường - nhôm nguyên chất.

"Nhôm bên trong Hypatia thuộc dạng nguyên chất, không bị pha trộn với bất kỳ hợp chất nào khác" - trích lời nhà nghiên cứu Georgy Belyanin, chuyên gia từ ĐH Johannesburg. 

"Vàng có thể nguyên chất, nhưng nhôm thì chưa bao giờ. Ở Trái đất, tìm ra nhôm nguyên chất là cực kỳ hiếm, và điều này cũng đúng đối với toàn bộ hệ Mặt trời theo như hiểu biết của khoa học hiện tại."

Hypatia còn có chứa moissanit - còn gọi là Silicon Carbide - một khoáng vật gần giống với kim cương. Tuy nhiên, moissanit trong Hypatia lại xuất hiện theo dạng không hề phổ biến, với các hạt nickel-phosphorus và sắt - sự kết hợp chưa từng có trên Trái đất. Tất cả cho thấy dường như Hypatia được hình thành thậm chí là trước cả khi hệ Mặt trời xuất hiện.

Bí ẩn viên đá kỳ lạ tại Ai Cập - không giống bất kỳ thứ gì được tìm thấy trong Hệ Mặt trời - Ảnh 2.

Thiên thạch thông thường có cấu trúc khác hẳn so với Hypatia

"Những gì chúng ta biết hiện tại, đó là Hypatia được hình thành trong một môi trường rất lạnh, thậm chí dưới cả nhiệt độ của nitrogen lỏng (-196 độ C)" - giáo sư Jan Kramers, tác giả nghiên cứu cho biết.

"Nếu tính trong hệ Mặt trời, nó thậm chí phải đến từ một nơi xa hơn vành đai bao giữa sao Hỏa và sao Mộc - nơi xuất hiện của hầu hết các thiên thạch từ trước đến nay."

"Sao chổi thường đến từ vành đai Kuiper, thuộc sao Hải Vương, và ở khoảng cách gấp 40 lần chúng ta đến Mặt trời."

"Chúng ta thực sự biết rất ít về thành phần hóa học trong các thiên thể ở đó. Vậy nên vấn đề cần giải quyết tiếp theo là: Hypatia thực sự đến từ đâu?"

Được biết, Hypatia được đặt tên theo Hypatia từ Alexandria - một nhà triết học, toán học và thiên văn học cực kỳ nổi tiếng từ thế kỷ thứ 4.

Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Geochimica et Cosmochimica Acta.

Theo Helino


Hệ Mặt Trời


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.