- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Các tỷ phú công nghệ như Bill Gates, Mark Zuckerberg... liên tục từ thiện hàng tỷ USD để làm mục đích gì?
Điều gì khiến cho những tỷ phú tiêu "tiền tấn" trên thế giới quyết định cho đi phần lớn tài sản của mình
Điều gì khiến cho những tỷ phú tiêu "tiền tấn" trên thế giới quyết định cho đi phần lớn tài sản của mình?
Các tỷ phú công nghệ giàu nứt đố đổ vách trên thế giới đã là một chủ đề nóng hổi để bàn tán về tài năng và cuộc sống của họ rồi, đến chuyện họ chấp nhận cho đi một phần lớn tiền bạc và tài sản của mình với thỏa thuận Giveing Pledge thì lại càng sửng sốt hơn, khiến danh tiếng của họ ngày một tăng cao vì hành động bất ngờ đó của mình.
Những gương mặt tiêu biểu đồng ý cho đi phần lớn tiền bạc của mình có thể kể đến Bill Gates - người giàu nhất thế giới kể từ năm 1995, gần đây mới bị Jeff Bezos vượt lên vị trí top đầu - hay Mark Zuckerberg giành danh hiệu tỷ phú trẻ nhất thời đại, hiện đang đứng thứ 3 thế giới về số lượng tài sản. Vậy động lực nào, mục đích gì để họ nhắm đến tiêu xài số tiền cho đi đó, đưa ra một quyết định lớn trong đời đến như vậy?
1. Bill Gates: Tất cả mọi lĩnh vực
Thực chất, Bill Gates và vợ của mình - Melinda Gates - đã đi làm từ thiện rất nhiều trong suốt 2 thập kỷ vừa qua, nhưng đến năm 2010 ông mới quyết định hợp tác cùng người bạn thân Warren Buffet - cũng là một tỷ phú nổi danh thế giới - lập ra quỹ thỏa thuận Giving Pledge để cho mọi người có cơ hội được tin tưởng giao phó phần tài sản của mình làm từ thiện cho xã hội theo ý nguyện của họ.
2 vợ chồng nhà Gates rất hứng thú với các hoạt động mang tinh thần nhân ái từ trước cả khi kết hôn. Họ nhận thấy đó là một trách nhiệm của những người giàu có và thành đạt, phải làm hết mình vì lòng nhân ái trong cuộc sống. "Một khi bạn đủ giàu và chăm sóc quan tâm được bản thân cùng những người mình yêu thương, điều tốt nhất nên làm tiếp theo với sự giàu có đó là giúp đỡ cộng đồng, xã hội làm điều tương tự," trích lời của Bill Gates.
Hiện đã có hơn 36 tỷ USD được Bill Gates cho đi làm từ thiện sau khi ký thỏa thuận, đầu tư vào các dự án sức khỏe toàn cầu, giáo dục, cứu trợ nghèo đói... Những căn bệnh nguy hiểm như sốt rét cũng được "quan tâm" bằng 2 tỷ USD ngay từ năm 2000, hay 50 triệu USD được Gates hào phóng chi ra ngay cho công cuộc chữa bệnh dịch Ebola bùng phát ở châu Phi vào năm 2014.
Gần đây nhất là những chương trình bổ trợ dinh dưỡng cho người dân ở Nigeria với tiền quỹ đầu tư 100 triệu USD, 80 triệu USD để phổ cập bình đẳng giới tính và lập ra nhiều dự án cổ vũ nữ quyền cũng như các kiến thức cần thiết cho phái đẹp trong cuộc sống.
2. Mark Zuckerberg: Từ thiện, giáo dục, y tế, đạo lý
Cũng giống như Bill Gates, Mark Zuckerberg cùng vợ đã ký thỏa thuận Giving Pledge ngay từ nă m2010 khi nó được lập ra. Tới năm 2015, Mark Zuckerberg đã khiến cộng đồng mạng sửng sốt vì lời tuyên bố sẽ dần cho đi 99% tổng cổ phần Facebook của mình - lúc bấy giờ trị giá 45 tỷ USD - để tập trung vào nghiên cứu y tế, giáo dục cho thế giới.
Trước khi ra tuyên bố vào năm 2015, họ đã dành 1,6 tỷ USD để dành từ thiện cho nhiều dự án, trong đó có cả hỗ trợ dịch bệnh Ebola như Bill Gates đã làm. Một bệnh viện ở San Francisco được anh tặng 75 triệu USD để đầu tư cải thiện, sau này họ đã quyết định đặt tên lại bệnh viện cùng tên Mark Zuckerberg của anh luôn. Năm 2014, 120 triệu USD được Mark để dành cho các trường học ở Bay Area, trước đó đã tặng 100 triệu USD cho hệ thống giáo dục ở New Jersey rồi.
Bên cạnh việc hứa cho đi 99% cổ phần Facebook, Mark Zuckerberg cũng lập ra tổ chức Chan Zuckerberg Initiative vào tháng 12/2015 để hiện thực hóa những quyết tâm đầu tư giáo dục và y tế của mình cho nhân loại. Dự kiến họ sẽ bỏ ra ít nhất 3 tỷ USD thêm nữa để cố gắng "tìm ra đủ phương thuốc cho tất cả các loại bệnh" từ nay đến cuối thế kỷ 21.
3. Larry Ellison: Giáo dục và y tế
Được biết đến như một ông trùm tư bản Mỹ, Larry Ellison cũng ngày một nâng cao danh tiếng của mình hơn khi đồng sáng lập và làm CEO của Oracle - tập đoàn chuyên về phần mềm quản trị - đồng thời là gương mặt quen thuộc luôn xuất hiện trong top 10 những người giàu nhất thế giới. Năm 2010, Ellison cũng đã ký Giving Pledge và dần cống hiến hàng trăm triệu USD cho sự nghiệp đầu tư y tế, sức khỏe và giáo dục xã hội.
Trong bức thư thông báo chính thức về việc ký thỏa thuận này, Ellison cho biết ý định của mình rất rõ ràng và vẫn muốn làm từ thiện nhiều hơn trong tương lai, nâng mức đầu tư cho các dự án cộng đồng lên đến hàng tỷ USD. Hiện tại, tổng mức tài sản của Ellison có giá trị trên 55 tỷ USD theo thống kê của Bloomberg.
Những công lao lớn nhất của ông được ghi nhận là 200 triệu USD cho công cuộc nghiên cứu chữa bệnh ung thư, và 100 triệu USD để đấu tranh với căn bệnh bại liệt.
4. Elon Musk: Khoa học giáo dục và năng lượng sạch
Vị CEO quản lý 3 công ty lớn trong tay - Tesla, SpaceX và Boring Company - cũng có rất nhiều động thái tích cực hướng tới tương lai chung của nhân loại, tập trung chủ yếu vào các lĩnh vực khoa học kỹ thuật, năng lượng sạch, sức khỏe trẻ em và du hành vũ trụ. Những lựa chọn đầu tư của ông khá dễ hiểu, vì hầu hết trong số chúng đều là những trọng tâm phát triển của tất cả các công ty mà ông đang lãnh đạo.
Năm 2012, Musk cũng ký thỏa thuận Giving Pledge của Bill Gates và mỗi năm đều cho đi từ 200.000-600.000 USD tiền từ thiện, đầu tư cho các chương trình chung. Khi thảm họa sóng thần ở Nhật Bản xảy ra vào năm 2011, Elon Musk cũng hạ lệnh quyên góp 250.000 USD và hỗ trợ xây dựng lại cả một hệ thống năng lượng mặt trời tại đó. Năm vừa rồi, Musk cũng không ngần ngại chi ra 15 triệu USD cho Global Learning, một chương trình phi lợi nhuận để giúp tạo ra một phần mềm giúp trẻ em ở các nước đang phát triển được học toán và văn hóa.
Theo Trí Thức Trẻ
-
Công nghệ22/12/2023VNPT Cyber Immunity với nền tảng quản lý An toàn thông tin (VNPT MSS) sẽ hỗ trợ doanh nghiệp tránh mất an toàn thông tin, lộ lọt dữ liệu, trước các cuộc tấn công từ trong và ngoài tổ chức.
-
Công nghệ16/11/2020Ngày 16/11 Công ty Cổ phần Nghiên cứu và Sản xuất VinSmart (Tập đoàn Vingroup) chính thức ra mắt Vsmart Bee Lite - mẫu điện thoại thông minh được trang bị tính năng 4G, mức giá thấp chưa từng có.
-
Công nghệ14/07/2020Chỉ trong một quãng thời gian ngắn, TikTok trở thành "mạng xã hội đáng sợ nhất thế giới". Tại sao ứng dụng Trung Quốc bị tẩy chay dữ dội như vậy?
-
Công nghệ24/06/2020iOS 14 mang đến vô số tiện ích mới lạ và tiện dụng trên dòng sản phẩm iPhone của Apple.
-
Công nghệ24/06/2020Với những bước đơn giản dưới đây, người dùng đã hạn chế thấp nhất nguy cơ bị hacker tấn công chiếm quyền Facebook.
-
Công nghệ24/06/2020Số lượng vụ trộm cướp tiền điện tử tăng nhanh trong năm 2019, các đối tượng cũng có xu hướng thực hiện các vụ trộm với quy mô lớn hơn.
-
Công nghệ23/06/2020Sắc lệnh vừa được tổng thống Mỹ ký sẽ cắt đứt nguồn cung lao động nước ngoài quan trọng cho các công ty công nghệ.
-
Công nghệ23/06/2020Đặc biệt với chị em công sở càng nên nắm vững để không mất tài khoản và thông tin cá nhân đáng tiếc nhé!
-
Công nghệ23/06/2020Nhiều thương hiệu lớn đang tẩy chay quảng cáo trên Facebook để phản đối việc yếu kém trong xử lý ngôn từ thù địch và thông tin sai lệch của mạng xã hội này.
-
Công nghệ23/06/2020Hệ điều hành mới dành cho iPhone hỗ trợ widget tại màn hình chính, cho phép xem video trong khi làm việc khác, cập nhật tính năng cho các phần mềm khác.
-
Công nghệ23/06/2020Apple bước vào Hội nghị WWDC 2020 trong lúc phải đối mặt với làn sóng phản ứng gay gắt nhất từ giới công nghệ kể từ khi App Store “chào đời" năm 2008.
-
Công nghệ22/06/2020FaceApp là ứng dụng đang “gây sốt” trên mạng xã hội với tính năng “chuyển đổi giới tính”. Tuy nhiên, có thông tin cho rằng ứng dụng này lấy cắp thông tin người dùng, liệu điều này có chính xác?
-
Công nghệ22/06/2020Khi xe sắp hết nhiên liệu, trước khi qua đoạn đường ngập nước, trước khi tắt máy,... là những thời điểm mà điều hoà trên ô tô cần phải được tắt.
-
Công nghệ22/06/2020Là một trong những ứng dụng phổ biến ở Việt Nam, nhưng TikTok đang bị liệt kê vào danh sách cấm từ phía Ấn Độ vì có nguồn gốc xuất xứ từ Trung Quốc.