- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Cơn sốt tiền ảo càn quét một vùng nông thôn Trung Quốc: Mỏ đào bitcoin giấu trong chuồng lợn, cả làng ăn cắp điện nuôi mộng làm giàu
Ở thời điểm căng thẳng nhất, tại cổng làng luôn có người canh giữ suốt 24 giờ để cất tiếng còi báo động cho những người khai thác tiền ảo trong làng biết khi có cơ quan chức năng tới kiểm tra bất ngờ.
Chi phí lớn nhất của việc khai thác bitcoin là gì? Chi phí điện.
Để kiếm tiền, các công ty khai thác tiền ảo trên khắp Trung Quốc thường chấp nhận rủi ro và chọn cách ăn cắp điện để giảm chi phí tăng lợi nhuận. Trong số đó, quận Khai Bình, thành phố Đường Sơn, tỉnh Hà Bắc là nơi chịu ảnh hưởng nặng nề nhất từ việc đánh cắp và khai thác điện.
Nhân viên công ty điện làm bảo kê, Phó giám đốc Cục Bảo vệ Môi trường cũng đi trộm điện về cho vợ
Vào tháng 12/2019, bản án xét xử về một vụ án ăn cắp điện để khai thác tiền ảo đã gây xôn xao dư luận và cộng đồng mạng ở Trung Quốc.
Phán quyết của tòa án tuyên bố rằng vào ngày 6/6/2018, cảnh sát ở quận Khai Bình, thành phố Đường Sơn đã nhận được một báo cáo rằng ai đó đang ăn cắp điện ở trong sân của một nhà máy sản xuất gốm. Khi đến nơi, họ nhận thấy rằng cả khu phức hợp không có ai, nhưng 855 máy khai thác bitcoin đang gầm rú. Điện trong khu vực đã bị đánh cắp đúng như tin báo.
Qua điều tra, chủ sở hữu của những cỗ máy khai thác này là hai người họ Bùi và họ Vương. Từ tháng 6/2017, cả hai đã bắt đầu mua máy khai thác tiền ảo cũng như chuẩn bị cho kế hoạch đánh cắp điện.
Để tìm nơi đặt máy khai thác, bà Vương đã nhờ chồng mình là Lưu Quang Quân, phó giám đốc Văn phòng bảo vệ môi trường của quận Khai Bình kiêm trưởng nhóm thực thi pháp luật về môi trường. Vị quan chức này đã tiến hành giao dịch với một doanh nghiệp để được sử dụng một khu phức hợp đã bị bỏ trống.
Để trốn tránh việc kiểm tra, nhóm này cũng kết nối với một người họ Lý, nhân viên điện lực của thành phố Đường Sơn. Họ cung cấp cho hắn mỗi tháng 20.000 - 30.000 tệ (khoảng 65-100 triệu đồng) tiền phí bảo vệ, để làm tay trong cung cấp tin tức.
Trong một thời gian dài, toàn bộ băng nhóm này đã đánh cắp số điện trị giá 850 triệu đồng. Phán quyết của tòa đối với ba người họ Lý, họ Vương và họ Bùi lần lượt là án tù giam, từ 8 tháng tới 4 năm rưỡi. Riêng Lưu Quang Quân là 22 tháng tù vì nhiều tội danh khác.
Truyền thống văn hóa "đặc biệt"
Trên thực tế, Khai Bình từ lâu đã có tiếng về nạn trộm cắp và khai thác điện trái phép. Khi làn sóng tiền ảo tràn qua vùng nông thôn này, nó đã khơi dậy "tiềm năng" vốn có. Theo thông kê, cứ 33 vụ án trộm điện để đào tiền ảo thì có 7 vụ ở Khai Bình, chiếm tới 21%.
"Đáp án rất đơn giản. Khai Bình có truyền thống ăn cắp điện", Vương Bội, người dân sống ở một ngôi làng trong quận Khai Bình chia sẻ.
Mọi chuyện bắt đầu từ việc Đường Sơn là một thành phố công nghiệp nặng và là khu công nghiệp cốt lõi của tỉnh Hà Bắc. Mỏ than đầu tiên của Trung Quốc và tuyến đường sắt đầu tiên được xây dựng chính là ở Khai Bình. Nhưng mặt trái của quá trình công nghiệp hóa thời kỳ đầu chính là việc các nhà máy tiêu thụ một lượng lớn điện năng. Và để giảm chi phí, một số nhà máy tại đây bắt đầu khởi xướng các chiêu trò ăn cắp điện, khởi đầu là các nhà máy thép cỡ nhỏ ở Khai Bình. Sau dần, "phong trào" lan rộng ra cả quận.
Sự gia tăng của việc đánh cắp điện thậm chí còn sinh ra một "đội quân phụ trợ". Họ kiếm sống bằng cách chỉnh sửa đồng hồ điện và giúp mọi người ăn cắp điện. Chỉ cần bỏ ra 300-500 tệ (khoảng 1-1,5 triệu đồng) là ai cũng có thể thuê người tới tận nhà để sửa đồng hồ điện, tiết giảm chi phí phải trả mỗi tháng.
Ở Khai Bình, việc ăn cắp điện phổ biến tới mức ngay cả những người có mối quan hệ với các công ty cung cấp điện cũng chủ động đến nhà để giới thiệu dịch vụ sửa đồng hồ cho dân cư.
Một thông tin được cảnh sát Khai Bình cung cấp cho thấy hồi tháng 10/2018, một người được thuê tạm thời từ Công ty cung cấp năng lượng Khai Bình, chủ yếu phụ trách việc thu phí điện tại nhà, trong khi làm việc đã tận dụng cơ hội bán cả dịch vụ chỉnh sửa đồng hồ điện cho khách hàng.
"Kể từ năm 2018, nhiều ngôi làng ở Khai Bình thường xuyên bị mất điện trong ba ngày vì các máy biến áp gặp sự cố", Vương Bội nói. "Tất cả là do những người lấy trộm điện".
Hệ quả của nó là vào ban đêm, điện áp ở khu vực này thường không ổn định. Tại các hộ gia đình, điện áp có thể giảm xuống tới mức 110V, bóng đèn cũng trở nên yếu hơn, máy tính hay máy giặt thậm chí không thể hoạt động.
Và khi đó, chỉ có hai cách xử lý. Một là mua thêm bộ điều chỉnh điện áp. Hai là chỉnh đồng hồ để ăn cắp điện.
"Sau một thời gian dài, những người mua bộ điều chỉnh có cảm giác bản thân bị đùa như một kẻ ngốc", Wang Bo cho biết nhiều người ở Khai Bình sau đó đã buộc phải chỉnh đồng hồ để ăn cắp điện, vì quá thất vọng. "Khi tất cả đều ăn cắp điện, bạn muốn dùng điện bình thường cũng không được."
Trong quá trình truyền tải và phân phối điện, vẫn có một tỷ lệ tổn thất nhất định trên đường dây. Nếu không ai đánh cắp điện, tỷ lệ tổn thất thường ở mức khoảng 5%. Nhưng ở Khai Bình, tỷ lệ này cao nhất từng đạt tới 70%. Điều này có nghĩa là vào lúc cao điểm, hơn 60% điện năng trong khu vực đã bị đánh cắp.
Cả làng ăn cắp điện
Năm 2017, làn sóng khai thác bitcoin tràn tới Khai Bình. Một công việc kinh doanh có thể trực tiếp chuyển đổi điện thành tiền đã ngay lập tức khiến những kẻ có thói quen đánh cắp điện trở nên điên cuồng.
Năm 2018, hoạt động ăn cắp điện ở quận Khai Bình đạt đến đỉnh điểm.
"Thời điểm điên rồ nhất là cả làng nhà nào cũng đều ăn cắp điện", Triệu Kiến Hoa, một người dân sống ở Đường Sơn, chia sẻ.
Kiến Hoa không đến từ Khai Bình, nhưng ông đã tham gia đội kiểm tra tình trạng đánh cắp điện và khai thác tiền ảo ở khu vực này. Ông nói rằng khu vực bị mất trộm điện của Đường Sơn nằm chủ yếu ở Khai Bình và các khu vực lân cận.
Người đàn ông này cho biết vào năm 2018, tại các ngôi làng ở đây, những người trẻ và trung niên không làm nông nghiệp mà dành toàn bộ thời gian để học cách kiếm tiền từ việc khai thác bitcoin. Máy khai thác thì được đặt hàng từ Quảng Đông, còn cách sử dụng thì có thể tự tìm hiểu trên mạng Internet.
"Mọi người đều đặt máy khai thác tiền ảo trực tiếp trong sân, miễn là trên kệ và có mái để che mưa, là có thể bắt đầu khai thác", ông Triệu nói.
Những người dân sẽ trực tiếp thuê thợ điện trong làng tới để chỉnh sửa công tơ, sử dụng dây điện riêng hoặc thậm chí thuê cả người già và người tàn tật trong làng tới để thay phiên nhau canh gác 24/7 ở lối vào đầu làng.
"Một khi có những người từ bên ngoài và xe cộ vào làng, những người canh gác sẽ ngăn lại để thẩm vấn", ông Triệu nhớ lại. "Tất nhiên, những người này sẽ không ngăn chặn người ngoài vào làng, nhưng họ làm vậy để kéo dài thời gian và cảnh báo với người bên trong".
Khi có người lạ tới, các thợ điện trong làng sẽ nhận được lệnh khôi phục đồng hồ về trạng thái bình thường, để nếu các thanh tra viên của sở điện tới sẽ không tìm được bằng chứng. Mọi nhà sẽ đóng cầu dao của hệ thống khai thác. Lúc này, các âm thanh của thiết bị hoạt động sẽ biến mất và rất khó để tìm thấy chúng.
Một số ngôi làng thậm chí còn cung cấp cả dịch vụ đánh cắp điện và giữ hộ máy khai thác tiền ảo. Miễn là có máy khai thác, bạn có thể ký gửi máy trong làng và cho nó hoạt động tại đây. Dân làng có "trách nhiệm" ăn cắp điện và bảo trì hệ thống máy khai thác này.
"Phí lưu trữ mỗi tháng cho một máy khai thác có thể lên tới hàng trăm tệ", ông chia sẻ.
Và rõ ràng, hành vi ăn cắp điện tràn lan này không thể che giấu các cán bộ trong làng. Nhưng hầu hết những người này đều thông đồng và kiếm lời từ chúng.
Chính quyền ra tay, đào ngay được một mỏ khai thác giấu trong... chuồng lợn
Cuối tháng 9/2018, chính quyền thành phố Đường Sơn đã tổ chức một cuộc họp để triển khai các biện pháp chống trộm cắp điện ở các khu vực trọng điểm. Chiến dịch được quyết định diễn ra đúng kỷ nghỉ lễ Quốc khánh ở Trung Quốc từ ngày 1/10.
Một cuộc tổng tấn công nhanh chóng được tiến hành, riêng Khai Bình đã điều động hơn 2.650 cảnh sát. 60 hộ gia đình trộm điện bị bắt giữ, hàng chục hồ sơ án hình sự được thành lập, 57 người bị bắt giữ, 2.635 máy khai thác bitcoin đã bị tịch thu. Chỉ trong tuần đầu tiên của tháng 10/2018, vợ của một bí thư đương nhiệm đã bị giam giữ, vợ của một bí thư chi bộ bị áp dụng các biện pháp cưỡng chế hình sự. Lưu Quang Quân, cựu phó giám đốc của Văn phòng bảo vệ môi trường huyện Khai Bình, cũng bị bắt giữ trong khoảng thời gian này.
Ngay lập tức, 2.625 hộ gia đình đã tự giác đến trạm cung cấp điện và ủy ban thôn để trả tiền điện cùng các khoản bồi thường thiệt hại. Tổng cộng 5,5 triệu tệ, tương đương 18 tỷ đồng, tiền điện bị đánh cắp đã được hoàn lại.
"Tất cả các ngôi làng ở Khai Bình khi đó đều đăng loạt biểu ngữ tuyên truyền chống trộm cắp điện. Các diễn giả trong làng bắt đầu lên tiếng, nói về sự xấu hổ của việc ăn cắp điện", Vương Bội nhớ lại.
.
Một ngôi làng ở Khai Bình gắn biểu ngữ tuyên truyền chống trộm điện.
Một tài liệu được công bố vào tháng 4/2019 cho thấy mức tiêu thụ điện trung bình hàng ngày ở quận Khai Bình đã giảm còn 3 triệu số, thay vì 7 triệu trong cùng kỳ năm trước. Tỷ lệ tổn thất điện giảm từ mức cao nhất 70% xuống còn 25%. Các báo cáo khác cũng cho biết trong cả năm 2018, hơn 6.800 máy khai thác bitcoin đã bị thu giữ.
Tuy nhiên, vẫn có những người chấp nhận rủi ro, tìm cách trốn tránh dưới cuộc trấn áp mạnh mẽ.
Vào tháng 1/2019, cảnh sát nhận được tin báo về "hiện tượng lạ" tại một trang trại nuôi lợn ở huyện Khai Bình. Khi tới điều tra, họ phát hiện chủ nhà đã xây dựng cả một mỏ đào bitcoin lớn ẩn dưới chuồng lợn. Tại đây có 659 máy khai thác tiền ảo được chất đống một cách dày đặc.
Mỏ đào bitcoin giấu trong chuồng lợn.
Cho đến tận ngày nay, công cuộc thanh trừng nạn ăn cắp điện ở quận Khai Bình của thành phố Đường Sơn vẫn đang được tiến hành.
Ở các vùng khác nhau của Trung Quốc, các trường hợp trộm cắp điện để khai thác tiền ảo vẫn thường xuyên được phát giác. Chẳng hạn, vào cuối tháng 12 năm ngoái, một vụ án lớn xảy ra ở Trấn Giang. Trong vòng chưa đầy hai năm, 10 người đã sử dụng gần 4.000 máy khai thác để đào bitcoin, với lượng điện bị đánh cắp lên tới hơn 13 triệu nhân dân tệ (khoảng 42 tỷ đồng).
Vào tháng 4/2020, một người đàn ông đã bị cảnh sát bắt giữ vì nghi ngờ ăn cắp điện để đào bitcoin ở huyện Trường Phong, Hợp Phì, tỉnh An Huy. Số tiền liên đới là 200.000 nhân dân tệ (khoảng 650 triệu đồng).
Và trò chơi "mèo vờn chuột" này được dự đoán sẽ vẫn còn tiếp diễn trong thời gian tới, khi mà cơn sốt bitcoin vẫn còn chưa chịu hạ nhiệt.
Theo Trí thức trẻ
-
Công nghệ22/12/2023VNPT Cyber Immunity với nền tảng quản lý An toàn thông tin (VNPT MSS) sẽ hỗ trợ doanh nghiệp tránh mất an toàn thông tin, lộ lọt dữ liệu, trước các cuộc tấn công từ trong và ngoài tổ chức.
-
Công nghệ16/11/2020Ngày 16/11 Công ty Cổ phần Nghiên cứu và Sản xuất VinSmart (Tập đoàn Vingroup) chính thức ra mắt Vsmart Bee Lite - mẫu điện thoại thông minh được trang bị tính năng 4G, mức giá thấp chưa từng có.
-
Công nghệ14/07/2020Chỉ trong một quãng thời gian ngắn, TikTok trở thành "mạng xã hội đáng sợ nhất thế giới". Tại sao ứng dụng Trung Quốc bị tẩy chay dữ dội như vậy?
-
Công nghệ24/06/2020iOS 14 mang đến vô số tiện ích mới lạ và tiện dụng trên dòng sản phẩm iPhone của Apple.
-
Công nghệ24/06/2020Với những bước đơn giản dưới đây, người dùng đã hạn chế thấp nhất nguy cơ bị hacker tấn công chiếm quyền Facebook.
-
Công nghệ24/06/2020Số lượng vụ trộm cướp tiền điện tử tăng nhanh trong năm 2019, các đối tượng cũng có xu hướng thực hiện các vụ trộm với quy mô lớn hơn.
-
Công nghệ23/06/2020Sắc lệnh vừa được tổng thống Mỹ ký sẽ cắt đứt nguồn cung lao động nước ngoài quan trọng cho các công ty công nghệ.
-
Công nghệ23/06/2020Đặc biệt với chị em công sở càng nên nắm vững để không mất tài khoản và thông tin cá nhân đáng tiếc nhé!
-
Công nghệ23/06/2020Nhiều thương hiệu lớn đang tẩy chay quảng cáo trên Facebook để phản đối việc yếu kém trong xử lý ngôn từ thù địch và thông tin sai lệch của mạng xã hội này.
-
Công nghệ23/06/2020Hệ điều hành mới dành cho iPhone hỗ trợ widget tại màn hình chính, cho phép xem video trong khi làm việc khác, cập nhật tính năng cho các phần mềm khác.
-
Công nghệ23/06/2020Apple bước vào Hội nghị WWDC 2020 trong lúc phải đối mặt với làn sóng phản ứng gay gắt nhất từ giới công nghệ kể từ khi App Store “chào đời" năm 2008.
-
Công nghệ22/06/2020FaceApp là ứng dụng đang “gây sốt” trên mạng xã hội với tính năng “chuyển đổi giới tính”. Tuy nhiên, có thông tin cho rằng ứng dụng này lấy cắp thông tin người dùng, liệu điều này có chính xác?
-
Công nghệ22/06/2020Khi xe sắp hết nhiên liệu, trước khi qua đoạn đường ngập nước, trước khi tắt máy,... là những thời điểm mà điều hoà trên ô tô cần phải được tắt.
-
Công nghệ22/06/2020Là một trong những ứng dụng phổ biến ở Việt Nam, nhưng TikTok đang bị liệt kê vào danh sách cấm từ phía Ấn Độ vì có nguồn gốc xuất xứ từ Trung Quốc.