Đây là cách Apple giữ bí mật sản phẩm của mình trước cặp mắt soi mói của cả thế giới

Là một công ty toàn cầu và có hàng triệu người hâm mộ, không dễ để Apple có thể giữ bí mật nhất cử nhất động của mình

Là một công ty toàn cầu và có hàng triệu người hâm mộ, không dễ để Apple có thể giữ bí mật nhất cử nhất động của mình. Tuy nhiên, thành thực mà nói, Apple vẫn là một trong những công ty kín tiếng nhất thế giới.

iPhone 8, iPhone 8 Plus và iPhone X đã ra mắt. Trước sự kiện ra mắt, rất nhiều tin đồn và rò rỉ về những thiết bị này đã được tung ra. Thế nhưng, chẳng ai biết chính xác tên gọi của chúng là gì mặc dù Apple thực tế đã phải đăng ký thương hiệu có liên quan từ rất lâu trước đó để tránh những rắc rối và tranh chấp về sau, nhất là với một tập đoàn có quy mô toàn cầu như vậy. Đặc biệt là nhất cử nhất động của Apple đều được người hâm mộ và giới đầu tư theo sát. Vậy bằng cách nào Apple có thể giữ bí mật được sản phẩm của mình?

Đây là cách Apple giữ bí mật sản phẩm của mình trước cặp mắt soi mói của cả thế giới - Ảnh 1.

Một vài năm trở lại đây, tin đồn về Apple rò rỉ khá nhiều và tỏ ra chính xác. Thế nhưng, nói gì thì nói, Apple vẫn là một trong những công ty giỏi giữ bí mật nhất thế giới.

Apple áp dụng rất nhiều chiến thuật để giữ bí mật tên gọi sản phẩm của mình. Một trong những cách đơn giản nhất là đăng ký tên miền/ tên sản phẩm thông qua một công ty vỏ bọc ở Delaware. Đó là những gì Apple làm khi ra mắt iPad vào năm 2010. Thương hiệu cũng được tiến hành đăng ký ở một số khu vực quan trọng, ví dụ như Châu Á chẳng hạn. Vì thế, vào thời điểm Apple công bố iPad trong một sự kiện tại San Francisco. Tên gọi sản phẩm này đã xuất hiện đầy rẫy trên Internet và đều thuộc sở hữu của Apple.

Một cách hiệu quả hơn mà các công ty như Google hay Amazon cũng sử dụng là đăng ký tên gọi tại nhiều quốc gia khác nhau bằng những hệ thống dữ liệu thương hiệu không cho phép/ khó tìm kiếm. Chiến thuật này được áp dụng để tận dụng điều 44(d) Luật Thương hiệu Mỹ trong đó cho phép các công ty đăng ký thương hiệu tại một nước và nhận được quyền ưu tiên đăng ký tại Mỹ nếu tiến hành đăng ký tại Mỹ trong vòng 6 tháng kể từ ngày đăng ký tại nước ngoài. Trong số 177 quốc gia được áp dụng luật này, 66 quốc gia không có hệ thống tra cứu thương hiệu trực tuyến, ví dụ như Trinidad và Tobago, Bardados, Peru hay Jamaica. Thực tế, Jamaica trong nhiều năm trở lại đây đã trở thành một địa điểm "giấu" thương hiệu yêu thích của Apple.

Đây là cách Apple giữ bí mật sản phẩm của mình trước cặp mắt soi mói của cả thế giới - Ảnh 2.

Năm nay, có tin đồn cho rằng ba chiếc iPhone Apple ra mắt sẽ có tên iPhone 7s, 7s Plus và iPhone 8 nhưng thực tế thì điều này đã không thành hiệu thực.

Văn phòng Sở hữu Trí tuệ Jamaica nằm trong một tòa nhà ở thủ đô Kingston. Có 31 người làm việc tại đây và có ít nhất 10 yêu cầu tìm kiếm thương hiệu đăng ký được thực hiện mỗi ngày, theo Giám đốc Lilyclaire Bellamy. Cách duy nhất để thực hiện tìm kiếm là đăng ký trực tiếp và tìm kiếm thủ công. Điều này đồng nghĩa với việc bạn phải trực tiếp bay tới Jamaica hoặc thuê một luật sư địa phương để tìm kiếm. Việc tìm kiếm được tiến hành miễn phí, tuy nhiên bạn phải trả phí khoảng 1,17 USD cho mỗi trang in ra.

Năm ngoái, một luật sư Ireland có tên Brian Conroy đã phát hiện ra việc Apple sử dụng hệ thống đăng ký thương hiệu tại Jamaica. Vì thế, ông quyết định đào xới các thông tin liên quan đến các thiết bị mà Apple chuẩn bị trình làng. Tại sao một luật sư lại muốn làm điều này, Brian chia sẻ với Fortune trong một email rằng: "Bởi vì tôi có thể và tôi khá thích được nhìn trước tương lai mà một số thương hiệu mới được đăng ký có thể hé lộ." Brain nói thêm rằng sự nổi tiếng nhờ có các thông tin có thể giúp ông "kiếm được thêm khách hàng, những người không muốn một luật sư tẻ nhạt lúc nào cũng ăn mặc nghiêm túc."

Đây là cách Apple giữ bí mật sản phẩm của mình trước cặp mắt soi mói của cả thế giới - Ảnh 3.

Apple sử dụng rất nhiều cách để bảo vệ "danh tính" sản phẩm của mình.

Tự gọi mình là một "ninja thương hiệu", Brian trả một công ty luật địa phương hàng trăm USD để thực hiện tìm kiếm các thương hiệu mới đăng ký. Và nhiều tháng trước sự kiện của Apple, Brian đã tìm ra được các tên gọi như "iPhone 7", "iPhone 7 Plus", "AirPods" hay "Touch Bar" được đăng ký ở Jamaica. Đến nay thì chúng ta cũng đã biết tất cả những tên gọi này đều được Apple sử dụng thực tế trong loạt sản phẩm ra mắt năm ngoái.

Đây là lý do tại sao Apple thực tế đã phải đăng ký tên các sản phẩm mới của mình từ khá lâu trước khi ra mắt nhưng thường thì chẳng ai biết chúng là gì.

Theo Trí Thức Trẻ


Apple

iPhone 8

iPhone X


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.