EU ép Google, Facebook trả tiền bản quyền: Internet sắp thay đổi?

Các nền tảng như Facebook, Google phải chịu trách nhiệm cho những gì người dùng đăng tải, bao gồm cả tiền bản quyền nếu dẫn nguồn từ báo chí hoặc các nhà làm nội dung

Các nền tảng như Facebook, Google phải chịu trách nhiệm cho những gì người dùng đăng tải, bao gồm cả tiền bản quyền nếu dẫn nguồn từ báo chí hoặc các nhà làm nội dung.

Nghị viện EU vừa thông qua luật bản quyền mà tác động của nó có thể vượt xa khỏi biên giới châu Âu, khiến Google và Facebook khốn khổ vì tiền bản quyền, những dịch vụ web nhỏ hơn "mất ăn mất ngủ" để canh chừng.

Các nhà phân tích cho rằng, phần gây tranh cãi nhất của đạo luật này là nó sẽ buộc tất cả các nhà khai thác trang web nhỏ nhất phải sử dụng một “bộ lọc tải lên”, tương tự bộ lọc được YouTube sử dụng, nhưng cho các loại nội dung để ngăn người dùng tải lên những nội dung có bản quyền.

Internet bớt miễn phí và sẽ "nghiêm túc" hơn?

Việc áp dụng luật do EU vừa thông qua sẽ gây ra vấn đề lớn bởi chi phí để phát triển các bộ lọc nội dung không rẻ, kết quả của nó chưa chắc đã thực sự hiệu quả.

EU ep Google, Facebook tra tien ban quyen: Internet sap thay doi? hinh anh 1
Đạo luật mới có thể hạn chế những ông lớn như Facebook, Google kiếm tiền từ nội dung có bản quyền nhưng có thể gây khó cho các nhà điều hành trang web vừa và nhỏ khác. Ảnh: Wired.

Đạo luật này cũng yêu cầu chủ sở hữu các trang web phải trả tiền để hiển thị nội dung có bản quyền trên trang của mình.

Đề xuất này “có thể sẽ hạn chế được việc chia sẻ thông tin trực tuyến”, Gus Rossi - Giám đốc chính sách toàn cầu của Public Knowledge, nói trong một tuyên bố. “Các dịch vụ web có thể quyết định thực hiện việc này trên phạm vi toàn cầu, làm giảm khả năng chia sẻ meme, các nội dung châm biếm chính trị hoặc các bài báo mạng của người Mỹ”.

Trong khi đó, những người ủng hộ nói rằng đó là biện pháp cần thiết để bảo vệ các nghệ sĩ, người mà tác phẩm của họ bị xâm phạm, cũng như các cơ quan thông tấn, khi mà mô hình kinh doanh của họ đang bị suy yếu bởi các ông lớn truyền thông mạng xã hội như Facebook, Google.

“Đây là một ngày tuyệt vời cho báo chí, độc lập và dân chủ”, liên minh các nhà xuất bản châu Âu cho biết.

Đạo luật được phê duyệt này vẫn chưa được công bố rộng rãi đến công chúng, và Nghị viện EU vẫn cần đàm phán một phiên cuối cùng trước khi đề xuất với các nhà lập pháp thuộc Hội đồng EU. Sau đó, mỗi quốc gia thành viên EU cần phải thông qua đạo luật riêng của mình.

Cái chết của những dịch vụ sống nhờ "ăn cắp"

Ttừ trước đến nay, người dùng Internet thường phải tự chịu trách nhiệm về các nội dung họ tải lên các nền tảng như YouTube, Facebook chứ không phải nền tảng. Đôi khi, các nền tảng cũng gặp những vấn đề lớn và bị phạt ở nhiều nơi. Scandal Cambridge Analytica sử dụng dữ liệu 87 triệu dữ liệu người dùng Facebook bị rò rỉ dẫn đến vụ đầu độc chính trị, ảnh hưởng đến bầu cử Mỹ là một ví dụ. 

Điều 13 của luật mới từ EU thay đổi bằng cách yêu cầu các nền tảng trực tiếp chịu trách nhiệm về nội dung mà họ lưu trữ, kèm một vài ngoại lệ.

Điều này đồng nghĩa các nền tảng xuất bản như Medium và WordPress sẽ phải đảm bảo người dùng không đăng nội dung vi phạm bản quyền. Các trang chia sẻ hình ảnh như Instagram cũng phải xem xét việc hình ảnh đăng tải lên đó có bản quyền hay không. Google và Facebook cũng không ngoại lệ.

EU ep Google, Facebook tra tien ban quyen: Internet sap thay doi? hinh anh 2
Luật bản quyền mới cần một phen đàm phán cuối cùng, sau đó đề xuất trước các nhà làm luật để phát hành chính thức. Ảnh: Getty Images.

Đề xuất trước đây của luật bản quyền (từng bị từ chối hồi tháng 7) chỉ định một số doanh nghiệp nhỏ không phải chịu quy tắc này, cùng với một vài trang, chẳng hạn các nền tảng mã nguồn mở hoặc thư viện trực tuyến.

Trong khi đó, điều 11 của đề xuất yêu cầu các trang web như Facebook, Twitter khi chia sẻ nội dung phải trả phí bản quyền cho nhà xuất bản nội dung hoặc phải giới hạn số từ sử dụng trên các đường link.

Mặc dù đề xuất này không yêu cầu các công ty phải sử dụng bộ lọc tự động nhưng các nhà phê bình cho rằng, họ buộc phải làm vậy nếu muốn tồn tại trên mạng mà không vi phạm bản quyền. Mặc dù quy tắc này chỉ áp dụng tại châu Âu, các công ty có thể sẽ áp dụng nó trên phạm vi toàn cầu.

Khi đó, những dịch vụ "sống nhờ" vào việc đăng tải lại nội dung của bên khác, chẳng hạn Google News dẫn lại tin tức từ các báo, phải xem lại mô hình hoạt động. Họ phải chọn giữa trả tiền cho các tờ báo, hoặc đóng cửa. Điều tương tự sẽ đến với Flipboard hay những nền tảng tương tự.  

Trong thông báo mới đây, người đại diện Google cho biết: “Người dùng muốn truy cập các tin tức chất lượng và nội dung sáng tạo trên mạng. Chúng tôi luôn nói rằng sáng tạo và hợp tác là cách tốt nhất để đảm bảo tương lai bền vững cho mảng tin tức và sáng tạo tại EU. Chúng tôi cam kết sẽ giữ quan hệ hợp tác thân thiết với các lĩnh vực này”. Facebook chưa đưa ra bình luận.

Đầu năm nay, thành viên Nghị viện EU Axel Voss thuộc Đảng Dân chủ Tự do Đức nói với Wired rằng mặc dù đề xuất này không hoàn hảo, nó vẫn tốt hơn nhiều so với hệ thống hiện tại. Mô hình hiện nay đang để cho các công ty lớn kiếm lời từ quảng cáo bên cạnh các nội dung vi phạm bản quyền.

Theo Zing.vn


Facebook

Google


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.