Gián đáng ghét nhưng 'robot gián' này lại là tương lai ngành cứu hộ

Mang khả năng sinh tồn của những con gián, loại robot siêu bền này có thể đóng vai trò quan trọng trong những thảm họa

Mang khả năng sinh tồn của những con gián, loại robot siêu bền này có thể đóng vai trò quan trọng trong những thảm họa.

Các nhà nghiên cứu tại Trung Quốc và Mỹ đang tìm cách đưa những đặc điểm sinh tồn ấn tượng nhất của loài gián lên robot. Robot “con gián” chưa được đặt tên là thành quả nghiên cứu của đại học Thanh Hoa và UC Berkley và có thể thay thế những chú chó cứu hộ trong tương lai.

Gián là một trong những loài vật có khả năng sinh tồn tốt nhất thế giới. Chúng đã xuất hiện từ 320 triệu năm trước, thậm chí trước cả khủng long. Gián có thể mang vác trọng lượng gấp 900 lần cơ thể, giảm độ dày xuống chỉ còn 1/4 và thậm chí sống được cả tuần sau khi đã mất đầu.

Hai đại học của Mỹ và Trung Quốc đã chế tạo ra một phiên bản robot tương tự, với khả năng di chuyển rất nhanh, độ bền cao và có thể thay thế chó cứu hộ trong những thảm họa như động đất.

Gián đáng ghét nhưng robot gián này lại là tương lai ngành cứu hộ-1

Robot "con gián" có kích thước như một chiếc tem thư, trọng lượng chưa tới 0,1 g. Ảnh: SCMP.

“Dù gián là loại côn trùng rất khó chịu, chúng lại mang những đặc điểm rất thú vị như di chuyển rất nhanh trong không gian hẹp, khó bị đè trúng. Đấy là những lý do chúng tôi quyết định tạo ra một loại robot nhanh và bền như vậy”, Giáo sư Zhang Min tại đại học Thanh Hoa chia sẻ.

Lâu nay những nhà nghiên cứu đã tìm cách bắt chước các đặc điểm ấn tượng từ côn trùng. Năm 2017, đại học UC Berkeley đã công bố một robot có khả năng tồn tại như con gián và dùng trong cứu hộ, nhưng kích thước tương đương bàn tay. Mẫu robot mới vừa nhỏ gọn hơn, vừa nhanh và bền hơn.

Với kích thước tương đương một cái tem thư và trọng lượng chưa tới 0,1 gram, robot này vẫn có 2 “chân” và đạt tốc độ nhanh nhất so với các robot có cùng khoảng trọng lượng. Nó có thể đạt tốc độ gần 1 m/s, và vẫn có thể chuyển động sau khi bị một người lớn, nặng 60 kg đạp trúng. Mức này gấp khoảng 1 triệu lần trọng lượng của robot.

Robot này có thể được ứng dụng để nhận biết những người còn sống sót bị vùi trong đống đổ nát sau các thảm họa. Theo SCMP, động đất là nguồn thiên tai gây thiệt hại lớn nhất tại Trung Quốc. Trận động đất tại Tứ Xuyên năm 2008 đã khiến khoảng 87.000 người thiệt mạng, hơn 370.000 người bị thương.

“Sáng tạo đáng chú ý nhất trên phiên bản này là chất liệu và bộ khung có độ mềm vừa phải. Nếu robot quá mềm, nó sẽ không thể di chuyển quá nhanh, còn quá cứng thì lại không chịu được lực đạp của một người lớn”, Giáo sư Lin Liwei thuộc đại học UC Berkeley cho biết.

Hiện tại, phiên bản mẫu vẫn phải nối với nguồn điện bằng cáp. Các nhà nghiên cứu đang tìm cách tích hợp pin và mạch điều khiển vào robot để loại bỏ dây rợ.

“Chúng tôi muốn thêm các cảm biến như cảm biến khí ga vào robot để thêm các chức năng. Với những cảm biến như vậy, nó có thể phát hiện khi khí ga rò rỉ”, nhà nghiên cứu Zhong Junwen tại UC Berkeley chia sẻ.

Robot với khả năng sinh tồn như gián, vừa nhanh vừa siêu bền đang được phát triển để ứng dụng cho các nhiệm vụ giải cứu sau thảm họa.

Theo Zing.vn


robot


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.