Google, Facebook vào cuộc giúp đỡ nạn nhân thảm họa động đất tại Nepal

Ngay sau trận động đất kinh hoàng diễn ra tại Nepal, 2 “ông lớn Internet” là Google và Facebook đã có lập tức cho ra mắt những công cụ để giúp đỡ các nạn nhân

 Ngay sau trận động đất kinh hoàng diễn ra tại Nepal, 2 “ông lớn Internet” là Google và Facebook đã có lập tức cho ra mắt những công cụ để giúp đỡ các nạn nhân của thảm họa này.

Theo đó Facebook vừa cho ra mắt tính năng đặc biệt với tên gọi “Facebook Safety Check” cho phép người dùng cập nhật trạng thái của mình để thông báo đến bạn bè và người thân trên Facebook biết rằng bạn vẫn an toàn sau trận động đất kinh hoàng vừa diễn ra.

“Khi thảm họa diễn ra, mọi người cần phải biết được người thân của họ vẫn an toàn. Những khoảnh khắc này sự kết nối thực sự quan trọng”, CEO Mark Zuckerbergs của Facebook cho biết về tính năng mới vừa được trang bị trên mạng xã hội của mình.

Google, Facebook vào cuộc giúp đỡ nạn nhân thảm họa động đất tại Nepal
Người dùng có thể chọn để thông báo mình đang an toàn hoặc không ở khu vực bị ảnh hưởng trên Facebook

Google, Facebook vào cuộc giúp đỡ nạn nhân thảm họa động đất tại Nepal
Thông tin về tình trạng an toàn của bạn bè, những người sống trong khu vực bị ảnh hưởng bởi động đất, sẽ được cập nhật trên Facebook

Dựa vào thông tin địa lý của người dùng trên Facebook, nếu những người đang sống trong vùng bị ảnh hưởng bởi vụ động đất, Facebook sẽ đưa ra câu hỏi về tình trạng của người dùng, bên cạnh đó sẽ gửi thông báo đến những người dùng Facebook khác về số lượng bạn bè của họ đang sống ở khu vực chịu thảm họa.

Facebook dựa vào thông tin vị trí mà người dùng đang sống cũng như vị trí ghé thăm gần đây nhất được người dùng chia sẻ lên mạng xã hội này để xác định vị trí của họ hoặc dựa vào thông tin GPS của người dùng. 

Khi nhận được thông báo của Facebook, người dùng có thể xác nhận rằng họ “Tôi đang an toàn” hoặc “Tôi không ở trong khu vực bị ảnh hưởng” như một cách để gửi thông điệp đến bạn bè và người thân của mình trên Facebook để làm trấn an những người thân của mình.

Google ra mắt công cụ tìm danh tính thân nhân trong vụ thảm họa

Trong khi đó Google cũng đã mở cửa trang web “Person Finder” để mọi người có thể tìm kiếm thông tin các nạn nhân của thảm họa động đất, hoặc cung cấp thông tin về các nạn nhân. Công cụ này sẽ giúp người dùng có thể tìm kiếm dễ dàng hơn thông tin các nạn nhân để  họ biết được tình trạng của người thân hay bạn bè của mình.

Công cụ tìm kiếm thân nhân của Google khác đơn giản, người dùng có thể truy cập trên máy tính hoặc qua di động
Google, Facebook vào cuộc giúp đỡ nạn nhân thảm họa động đất tại Nepal
Người dùng có thể tìm kiếm thông tin hoặc cung cấp thông tin trên công cụ “Person Finder” của Google

Sau khi truy cập, người dùng có thể chọn “I’m looking for someone” để tìm kiếm thông tin của một nạn nhân hoặc chọn “I have information about someone” để cung cấp thông tin của một người nào đó, chẳng hạn thông báo họ đã thiệt mạng hoặc vẫn an toàn để làm giàu thêm cơ sở dữ liệu cho công cụ của Google.

Người dùng có thể tìm kiếm tung tích của một người bằng bất kỳ thông tin nào mà họ biệt, như họ tên, giới tính, tuổi, địa chỉ nhà hay thậm chí sử dụng hình ảnh hoặc sử dụng địa chỉ mạng xã hội của người đó để tìm kiếm tung tích.

Người dùng cũng có thể chia sẻ thông tin của mình để nhận được các thông báo nếu một người khác chia sẻ các thông tin có liên quan đến người mà bạn đang tìm kiếm.

“Person Finder” là công cụ được Google sử dụng để thu thập cơ sở dữ liệu về các nạn nhân trong các thảm họa về thiên nhiên, chẳng hạn thảm họa kép động đất và sóng thần diễn ra tại Nhật Bản vào năm 2011... Công cụ này lần đầu tiên ra mắt vào năm 2010 sau vụ động đất kinh hoàng tại Haiti.

Theo các nhà chức trách, vụ động đất có cường độ 7,8 độ richter với tâm chấn nằm giữa khu vực Kathmandu và Pokhara. Số người thiện mạng hiện tại ước tính 1.130 người và hơn 1.700 người bị thương. Nhiều tòa nhà, đền thờ và các di tích lịch sử ở thủ độ Nepal đã trở thành đống đổ nát.

Theo Dân trí


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.