Khách hàng bị lừa 460 triệu đồng trong 18 phút vì đăng nhập vào website giả mạo ngân hàng: Chúng ta cần lưu ý những gì để tránh "bẫy"?

Bất cẩn đăng nhập vào website giả mạo ngân hàng, 1 khách hàng ở Hà Nội đã bị kẻ gian thực hiện giao dịch vay lên đến 450 triệu và chiếm đoạt 11,6 triệu đồng.

Bất cẩn đăng nhập vào website giả mạo ngân hàng, 1 khách hàng ở Hà Nội đã bị kẻ gian thực hiện giao dịch vay lên đến 450 triệu và chiếm đoạt 11,6 triệu đồng. Những website giả mạo ngân hàng ngày càng được thiết kế tinh vi và chúng ta cần lưu ý gì những gì để tránh bị lừa đảo?

Ngày 4/12 vừa qua, khách hàng có tên N.K.M (trú tại Hà Nội) đã nhận được tin nhắn từ tổng đài có tên Routee thông báo chị trúng 1 sổ tiết kiệm và yêu cầu truy cập vào website https://trian.bank-vp.com để nhận giải.

Khi chị M. đăng nhập vào website nói trên thì màn hình hiển thị hiện ngay ra tên miền (https://online.vpbank.com.vn/cb/pages/jsp-ns/login-cons.jsrp), giao diện màu sắc logo, phông chữ, nền… giống hệt website của ngân hàng VPBank mà chị vẫn thường truy cập để thực hiện giao dịch. Nghĩ đây là website của ngân hàng, chị M. đã đăng nhập tên và mật khẩu tài khoản ngân hàng vào website này.

Khách hàng bị lừa 460 triệu đồng trong 18 phút vì đăng nhập vào website giả mạo ngân hàng: Chúng ta cần lưu ý những gì để tránh bẫy?-1


Khi vừa đăng nhập thành công, chị M. nhận được một cuộc gọi tự xưng nhân viên ngân hàng thông báo chị đã trúng sổ tiết kiệm trị giá 30 triệu đồng và yêu cầu chị đọc đầy đủ số tài khoản để hoàn tất việc trao giải.

Dù chưa thực hiện theo yêu cầu của "nhân viên ngân hàng", tuy nhiên ngay sau đó chị M. đã nhận được tin nhắn báo vào điện thoại với nội dung chị đã vay ngân hàng 360 triệu đồng từ tài khoản thẻ tín dụng. Đúng 5 giây sau, chị M. tiếp tục nhận được tin nhắn vay thêm 90 triệu đồng.

Không những thế, tiếp 2 giây nữa, chị nhận được tin nhắn báo tài khoản thẻ tín dụng bị trừ 3.507.700 đồng, rồi 500.000 đồng, 500.000 đồng… liên tiếp cứ 2-5 giây lại có 1 giao dịch 500.000 đồng.

Tổng cộng, chị M. nhận được 18 tin nhắn với 2 giao dịch vay tổng cộng 450 triệu đồng và 16 tin nhắn bị trừ 11,5 triệu đồng trong tài khoản thẻ tín dụng.

Bị trừ tiền quá nhanh, chị M. hốt hoảng gọi điện đến tổng đài ngân hàng yêu cầu phong tỏa tài khoản, thẻ và các giao dịch. Đến hiện tại, trường hợp của chị M. vẫn đang chờ được phía ngân hàng giải quyết.

Những điều cần lưu ý về các website giả mạo ngân hàng


Thời gian gần đây khi giao dịch ngân hàng điện tử tăng mạnh thì các thủ đoạn lừa đảo chiếm đoạt thông tin cá nhân, thông tin tài khoản, chiếm đoạt tiền trong tài khoản khách hàng cũng ngày càng gia tăng và càng tinh vi.

Khách hàng bị lừa 460 triệu đồng trong 18 phút vì đăng nhập vào website giả mạo ngân hàng: Chúng ta cần lưu ý những gì để tránh bẫy?-2

Sự cố bị lừa đảo như chị M. kể trên không hề hiếm gặp. Không chỉ là website, hacker còn làm giả cả fanpage, số tổng đài hay email rất giống thật nhằm đánh lừa "con mồi", khách hàng rất dễ "sa lưới" nếu không thực sự cảnh giác.

Vậy chúng ta cần lưu ý những gì để tránh bị lừa đảo?

1. Nhận diện website giả mạo ngân hàng

Khách hàng bị lừa 460 triệu đồng trong 18 phút vì đăng nhập vào website giả mạo ngân hàng: Chúng ta cần lưu ý những gì để tránh bẫy?-3


- Thường được gửi tới nạn nhân thông qua tin nhắn, email, Facebook Messenger… kèm nội dung thông báo trúng thưởng hoặc phân chia tài sản, đề nghị hỗ trợ nhận thưởng, phân chia tài sản kèm theo yêu cầu click vào các đường link, trang web giả mạo để nhận thưởng.

- Có tên miền na ná và giao diện rất giống với website chính thức của ngân hàng.

- Đăng nhập vào website giả mạo, khách hàng sẽ bị đánh cắp thông tin cá nhân, thông tin tài khoản ngân hàng để thực hiện một số hành vi phạm pháp như: chiếm đoạt tiền trong tài khoản thanh toán, thanh toán hàng hóa hoặc các dịch vụ bất hợp pháp khác.

2. Nhớ ngay những việc này khi bị cung cấp đường link website giả mạo

Khách hàng bị lừa 460 triệu đồng trong 18 phút vì đăng nhập vào website giả mạo ngân hàng: Chúng ta cần lưu ý những gì để tránh bẫy?-4

- Kiểm tra đường link trước khi click vào. Kiểm tra đúng trang web ngân hàng rồi mới đăng nhập.

- Luôn luôn cảnh giác kiểm tra với tổng đài của ngân hàng để xác minh nếu có những email lạ.

- Nên tự mình gõ địa chỉ web của ngân hàng.

- Không cung cấp mật khẩu và mã OTP cho bất kỳ ai (kể cả nhân viên ngân hàng) nhằm mục đích nhận tiền và định danh tài khoản.

- Không nên để một mật khẩu đăng nhập tài khoản ngân hàng quá lâu và nên thường xuyên quét virus trên điện thoại di động/ máy tính để tránh rủi ro.

- Trong trường hợp nghi ngờ hay phát hiện có hành vi lừa đảo, khách hàng cần liên hệ kịp thời cho ngân hàng để xử lý ngay lập tức.

Thời gian qua đã có rất nhiều ngân hàng cũng như cơ quan chức năng đưa ra cảnh báo về việc lừa đảo đánh cắp thông tin và tài sản thông qua tài khoản ngân hàng nhưng vẫn không ít nạn nhân bị “sập bẫy”. Vì vậy, người dùng phải luôn cẩn trọng, tuyệt đối bảo vệ thông tin cá nhân, tên tài khoản và mật khẩu, thông tin giao dịch ngân hàng online… chỉ đăng nhập, điền thông tin khi chắc chắn đó là địa chỉ website chính thức của ngân hàng.

 

Theo Helino

Xem link gốc Ẩn link gốc http://helino.ttvn.vn/helino/da-co-khach-hang-bi-lua-460-trieu-dong-trong-18-phut-vi-dang-nhap-vao-website-gia-mao-ngan-hang-chung-ta-can-luu-y-nhung-gi-de-tranh-bay-22201912129312969.htm

giả mạo

chiêu lừa đảo


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.