Làm thế nào để tránh cảm xúc phiền muộn trên Facebook?

So sánh bản thân với những người khác trên Facebook có thể dẫn tới những cảm xúc chán nản hơn là sự so sánh xã hội diễn ra bên ngoài.

So sánh bản thân với những người khác trên Facebook có thể dẫn tới những cảm xúc chán nản hơn là sự so sánh xã hội diễn ra bên ngoài.

Đó là một trong những phát hiện từ bài đánh giá dựa trên tất cả những nghiên cứu về mối liên kết giữa mạng xã hội và bệnh trầm cảm của David Baker và Giáo sư Guillermo Perez Algorta từ trường Đại học Lancaster.

Họ khảo sát nghiên cứu từ 14 quốc gia với 35,000 người có độ tuổi từ 15 đến 88. Đây là con số khảo sát trên tổng số 1,8 tỉ người tham gia các trang web mạng xã hội trực tuyến trên toàn thế giới, chỉ riêng với Facebook đã có hơn 1 tỉ người tham gia và sử dụng.

Những lo ngại về sự ảnh hưởng đối với sức khỏe tinh thần đã khiến cho học viện Nhi khoa của Mỹ năm 2011 định nghĩa “chứng trầm cảm Facebook” là một loại “bệnh phát triển khi những đứa trẻ trong độ tuổi vị thành niên dành quá nhiều thời gian trên các trang web phương tiện truyền thông xã hội như Facebook, và sau đó bắt đầu xuất hiện những triệu chứng điển hình của bệnh trầm cảm.”

Bản đánh giá của trường Đại học Lancaster về những nghiên cứu hiện tại cho thấy mối quan hệ giữa mạng xã hội trực tuyến và bệnh trầm cảm có thể rất phức tạp, kết hợp cả những nhân tố khác như tuổi và giới tính.

Trong mối liên hệ chặt chẽ giữa mạng xã hội và bệnh trầm cảm, nguyên nhân ở đây đó là việc so sánh bản thân với những người khác có thể dẫn tới sự “nghiền ngẫm tiêu cực” hoặc suy nghĩ quá nhiều.

Việc so sánh một cách tiêu cực với những người khác khi sử dụng Facebook có thể dự đoán được bệnh trầm cảm thông qua việc họ nghiền ngẫm quá nhiều.

Thường xuyên viết lên Facebook cũng có liên quan đến bệnh trầm cảm do việc suy đi nghĩ lại các chuyện tiêu cực.

Tuy nhiên, tần số, chất lượng và các loại mạng xã hội trực tuyến cũng tương đối quan trọng. Những người sử dụng Facebook có nguy cơ mắc bệnh trầm cảm cao khi họ:

- Cảm thấy đố kỵ khi quan sát những người khác.

- Chấp nhận kết bạn với những người bạn cũ.

- Có những so sánh xã hội tiêu cực.

Giới tính và nhân cách cũng ảnh hưởng tới mối nguy hại này, theo đó phụ nữ và những người bị rối loạn thần kinh có nguy cơ bị trầm cảm nhiều hơn. Tuy nhiên các nhà khoa học cũng nhấn mạnh rằng các hoạt động trực tuyến cũng giúp người mắc bệnh trầm cảm có thêm sức khỏe tinh thần để tăng cường các sự hỗ trợ xã hội.

Theo Dantri.com.vn/Sciencedaily

Facebook


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.