Phù thủy của Apple: 'Smartphone là phát minh tệ hại'

Phù thủy thiết kế của Apple cho rằng smartphone ngày càng tích hợp nhiều tính năng hiện đại, kéo theo nhiều tác hại khó lường đối với người dùng

Phù thủy thiết kế của Apple cho rằng smartphone ngày càng tích hợp nhiều tính năng hiện đại, kéo theo nhiều tác hại khó lường đối với người dùng.

Tại buổi tiệc giao lưu thường niên của giới công nghệ TechFest, do tờ The New Yorker tổ chức, ông Jony Ive, đầu não bộ phận thiết kế sản phẩm Apple cho rằng loài người đang dựa dẫm vào smartphone quá nhiều. Smartphone vừa là phát kiến hiện đại, đồng thời tệ hại nhất của nhân loại.

Phu thuy cua Apple: 'Smartphone la phat minh te hai' hinh anh 1
Jony Ive, trưởng bộ phận sản phẩm của Apple, chịu trách nhiệm thiết kế iPhone. Ảnh: Quazrt.

Có rất nhiều cuộc nghiên cứu và tranh luận nổ ra xung quanh vấn đề trên, gần đây nhất là của Carissa Lintao, cựu biên tập viên tờ The Next Web

Theo Carissa Lintao, xu hướng lựa chọn iPhone của người tiêu dùng bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố mà Apple cố gắng "cấy" vào sản phẩm của họ. Trong đó có phương pháp thường dùng trên những ứng dụng gây nghiện mang tên "The Hooked Model".

Phương pháp này có bốn bước để dụ dỗ người dùng đắm chìm vào chức năng của thiết bị di động. Theo tâm lý học hành vi, bước đầu tiên là "kích hoạt" gồm có: kích hoạt bên trong và kích hoạt bên ngoài. Các nhà sản xuất nghiên cứu nhu cầu của người dùng bằng phương thức kích hoạt bên trong và nhờ kích hoạt bên ngoài dẫn dụ họ thực hiện một hành động nhất định.

Tiếp theo là hai phương thức luôn gắn liền với nhau: hành động và phần thưởng. Các nhà sản xuất tạo ra các hành động buộc người dùng tương tác liên tục với sản phẩm, từ đó họ sẽ nhận được nhiều phần thưởng xứng đáng. Ví dụ, game gây nghiện Candy Crush buộc người dùng kết nối với người chơi khác để có thêm lượt, ứng dụng hẹn hò Tinder sử dụng nhiều hành động tương tác cao để tìm người thích hợp.

Bước cuối cùng gọi là "đầu tư". Đây là phương thức quan trọng nhất để người dùng tiếp tục duy trì việc sử dụng sản phẩm. Lúc ban đầu, nhà sản xuất sẽ tạo ra mức đầu tư có trị giá càng nhỏ càng tốt nhằm xây dựng cho người dùng tâm lý chủ quan, dẫn đến hiệu ứng lăn cầu tuyết, càng đắm chìm, càng khó dứt bỏ.

Theo đó, kết luận rút ra là con người đã dựa dẫm quá nhiều vào smartphone, vô tình biến bản thân nó trở nên độc hại.

"Giống như mọi loại thiết bị, công cụ bạn từng biết, tất cả đều có công dụng hữu ích cũng như tác hại lâu dài. Khi tôi nói về tác hại, điều tôi muốn nhấn mạnh chính là sự lạm dụng", Ông Ive phát biểu trước các khách mời tại Techfest.

Theo Zing.vn

Apple

smartphone


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.