Stephen Hawking vẫn sợ hãi về người ngoài hành tinh

Một lần nữa, Stephen Hawking cảnh báo rằng con người nên thận trọng khi tìm kiếm liên lạc với các nền văn minh ngoài hành tinh.

Một lần nữa, Stephen Hawking cảnh báo rằng con người nên thận trọng khi tìm kiếm liên lạc với các nền văn minh ngoài hành tinh.

Năm 2010, nhà vật lý thiên văn học nổi tiếng này đã cho rằng những người ngoài hành tinh thông minh có thể là những kẻ cướp tham lam, họ đi lang thang trong vũ trụ nhằm tìm kiếm các nguồn tài nguyên để cướp bóc và tìm kiếm các hành tinh để chinh phục và xâm lược. Mới đây, ông đã nhắc lại mối lo ngại cơ bản này trong một bộ phim tài liệu trực tuyến mới có tên “Các địa điểm ưa thích của Stephen Hawking” trên CuriosityStream.


Một lần nữa, Stephen Hawking cảnh báo rằng con người nên thận trọng khi tìm kiếm liên lạc với các nền văn minh ngoài hành tinh.

Một lần nữa, Stephen Hawking cảnh báo rằng con người nên thận trọng khi tìm kiếm liên lạc với các nền văn minh ngoài hành tinh.

Trong bộ phim tài liệu này, khi đề cập đến một hành tinh có khả năng có sự sống tên là Gliese 832c, Hawking cho rằng: “một ngày nào đó, có thể chúng ta sẽ nhận được những tín hiệu từ một hành tinh như vậy. Nhưng chúng ta nên thận trọng với việc trả lời lại. Gặp gỡ một nền văn minh tiên tiến cũng có thể sẽ giống như những người Mỹ bản địa chạm trán với Columbus. Đó là điều không hề tốt đối với họ”

Đối với những giá trị mà điều đó sẽ mang lại, một số các nhà thiên văn học khác tin rằng sự thận trọng của Hawking là không có cơ sở. Bất kỳ nền văn minh ngoài hành tinh nào đủ tiên tiến để đến được Trái đất thì chắc chắn họ cũng đã biết trước về sự tồn tại của con người thông qua các tín hiệu vô tuyến và truyền hình mà con người đã gửi vào không gian từ những năm 1990, vì thế nên loại bỏ lối suy nghĩ này đi.

Sự đăm chiêu về người ngoài hành tinh chỉ là một phần nhỏ trong “Các địa điểm ưa thích của Stephen Hawking”. Bộ phim tài liệu dài 26 phút này cho thấy nhà khoa học này đã phóng qua vũ trụ trên một con tàu vũ trụ CGI đã được cải tiến, con tàu này được gọi là “S.S.Hawking” và đã thực hiện 5 điểm dừng riêng biệt.

Trong đoạn phim này, Hawking quan sát vụ nổ Big Bang đã tạo ra vũ trụ, đến thăm lỗ đen quái vật ở trung tâm của dải Ngân Hà, thực hiện các chuyến du hành tới Gliese 832c và sao Thổ trong hệ mặt trời. Sau đó, ông đã thực hiện điểm dừng chân cuối cùng ở Santa Barbara, California, đó là nơi ông gọi là “tổ ấm ở xa nhà”.

Người đàn ông Anh quốc này đã phát biểu trong đoạn phim tài liệu: “Năm 1974, Caltech – Viện công nghệ California – đã đề nghị tôi làm việc tại California. Tôi đã chớp ngay lấy cơ hội này. Đó là một thế giới tràn ngập ánh nắng cùng với gia đình nhỏ của tôi, cách xa với bầu trời xám xịt ở Cambrigde. Tôi đã đi khắp nơi trên thế giới, nhưng tôi chưa bao giờ thấy một nơi nào giống như ở đây”.

Hành tinh Gliese 832c thể hiện rất nhiều đặc điểm cho thấy nó có thể có sự sống.

Ở vị trí chỉ cách Trái đất 16 năm ánh sáng, Gliese 832c nằm trong khu vực có thể có sự sống của ngôi sao lùn đỏ Gliese 832. Ngoại hành tinh này hoàn thành 1 quỹ đạo quay xung quanh sao chủ của nó trong vòng 36 ngày.

Tuy nhiên, ngôi sao chủ của hành tinh này nhỏ hơn Mặt trời và phát ra ít năng lượng, nên hành tinh này nhận được cùng một lượng năng lượng giống như Trái đất nhận được từ Mặt trời. Gliese 832c được các nhà thiên văn gọi là “siêu Trái đất” vì khối lượng của nó ít nhất gấp 5 lần Trái đất. Gliese là một ngoại hành tinh có cấu tạo rắn và đá, mặc dù lớn hơn Trái đất nhưng nó vẫn nhỏ hơn các hành tinh khí hoặc băng khổng lồ.

Mặc dù điều kiện bề mặt thực tế vẫn chưa được biết rõ, nhưng Gliese 832c có thể có nhiệt độ giống như Trái đất – tùy thuộc vào bầu khí quyển của nó.

Theo Dantri.com.vn/Space, Americaspace


Người ngoài hành tinh


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.