Tại sao Steve Jobs cấm con dùng iPhone, Bill Gates không cho con dùng máy tính?

Bill Gates và Steve Jobs đã nuôi dạy con cái của mình bằng công nghệ như thế nào

Bill Gates và Steve Jobs đã nuôi dạy con cái của mình bằng công nghệ như thế nào?

Theo các nhà Tâm lý học, việc sớm sử dụng điện thoại thông minh có rất nhiều ảnh hưởng nguy hiểm tới não bộ của trẻ vị thành niên.

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng nguy cơ trầm cảm và khả năng tự tử của những học sinh trung học đã tăng lên 27% khi cho chúng thường xuyên sử dụng các thiết bị công nghệ, ít nhất là ba giờ một ngày. Các nghiên cứu gần đây cũng cho thấy tỷ lệ tự tử ở Mỹ đang tăng và tất cả các lí do đều có liên quan tới smartphone.

Chính vì những lí do đó mà các bậc cha mẹ làm trong lĩnh vực công nghệ như Bill Gates hoặc Steve Jobs, rất hiếm khi để con cái tiếp xúc với những sản phẩm do chính họ tạo ra. Vì hơn ai hết, họ chính là người biết rõ nhất smartphone có hại như thế nào đối với trẻ con.

"Chúng tôi hạn chế con cái trong việc sử dụng công nghệ ở nhà"

Năm 2007, Bill Gates, cựu Giám đốc điều hình Microsoft đã từng chia sẻ, ông đã không cho con cái của mình tiếp xúc với điện thoại thông minh hay bất kỳ thiết bị điện tử nào cho tới khi chúng bước sang tuổi 14. Ngày nay, số tuổi trung bình được phép sử dụng smartphone đã được giảm xuống mức 10 tuổi.

Tại sao Steve Jobs cấm con dùng iPhone, Bill Gates không cho con dùng máy tính? Câu trả lời sẽ khiến tất cả chúng ta phải suy ngẫm - Ảnh 1.

Bill Gates chỉ cho con gái của ông tiếp xúc với công nghệ khi cô bước qua tuổi 14

Cũng tương tự như vậy, Steve Jobs cho tới lúc ông qua đời năm 2012, đã từng tiết lộ với tờ New York Times trong một bài phỏng vấn năm 2011, ông cấm con sử dụng iPad và các thiết bị khác của Apple. Ông nói phóng viên Nick Bilton: "Chúng tôi hạn chế chúng trong việc sử dụng thiết bị công nghệ ở nhà".

Clement và Miles đã đưa ra giả thuyết rằng các bậc cha mẹ giàu có ở Thung lũng Silicon dường như biết rõ sức mạnh gây nghiện của điện thoại thông minh, máy tính bảng và các thiết bị công nghệ khác. Nên họ cấm con cái họ tới gần chúng. Mặc dù chính họ duy trì nguồn sống bằng cách tạo ra những sản phẩm đấy.

"Thật thú vị, khi nghĩ rằng trong một môi trường công nghệ hiện đại, nơi mà trẻ em đang được yêu cầu sử dụng các thiết bị điện tử như iPad, thì những đứa trẻ của Steve Jobs là người duy nhất từ chối sử dụng những thiết bị đó", Clement và Miles nói.

Hiện nay, có nhiều trường học ở Thung lũng Silicon ví dụ như Waldorf thay vì sử dụng các thiết bị công nghệ thì họ cho học sinh dùng bảng phấn và bút chì. Học sinh ở đó sẽ được học các kỹ năng mềm để áp dụng vào cuộc sống. Còn trường Brightworks, học sinh sẽ được học cách sáng tạo bằng việc tự làm các đồ vật hoặc sẽ được học trong những lớp học bằng gỗ.

Ứng dụng khoa học và công nghệ vào giáo dục, học tập không phải là tất cả

Nếu có bất kỳ sự nhượng bộ nào của Bill Gates dành cho công nghệ, thì đó chính là những lợi ích mà nó mang lại cho học sinh, sinh viên trong giáo dục. Trong những năm kể từ khi Bill Gates thay đổi chính sách tiếp cận, sử dụng các thiết bị điện tử hỗ trợ trong giáo dục, nhà từ thiện tỷ phú đã rất quan tâm tới giáo dục cá nhân.

Trong một bài đăng trên blog gần đây, Gates đã tạo dựng ra Summit Sierra, một trường có trụ sở tại Seattle nhằm mục đích cá nhân hóa học tập cho từng học sinh bằng công nghệ. Và giáo viên ở đó sẽ chỉ có vai trò như những người dẫn đường giúp học sinh đi đúng hướng khi chúng bị mắc kẹt hoặc phân tâm.

"Việc cá nhân hóa trong học tập sẽ không phải là tất cả", ông viết. Tuy nhiên, Gates nói rằng ông "hy vọng rằng cách tiếp cận này có thể giúp nhiều thanh thiếu niên phát huy được hết tài năng của mình".

Theo Trí Thức Trẻ


Steve Jobs

Bill Gates


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.