Thị trường di động: Muôn cảnh đối phó mùa dịch “Cô vít"

Dịch Covid-19 đã tác động mạnh mẽ tới thị trường bán lẻ. Trong bối cảnh đó, nhiều chủ cửa hàng điện thoại nhỏ lẻ đang cố tìm cách thích nghi để có thể “sống sót" qua mùa dịch.

Dịch bệnh Covid-19 bùng phát đã kéo theo tâm lý bất ổn tại nhiều nơi trên thế giới. Với thị trường di động, dịch bệnh cũng đồng nghĩa với một khoảng thời gian dài kinh doanh ảm đạm. 

Theo thống kê của Strategy Analytics, lượng tiêu thụ smartphone toàn cầu trong tháng 2/2020 đạt 61,8 triệu chiếc, giảm 38% so với cùng kỳ năm ngoái. Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này là do việc sản xuất smartphone tại Trung Quốc bị đình trệ. Trong khi đó dịch bệnh khiến kinh tế bị ảnh hưởng, nhu cầu mua sắm của người dùng cũng thấp hơn.

Điều này dự kiến sẽ còn tiếp tục trong tháng 3 và 4 của năm nay khi nhiều quốc gia trên thế giới như Italia, Anh, Malaysia, Ấn Độ, Hy Lạp,... đã ra lệnh phong toả toàn quốc nhằm đối phó với dịch Covid-19. 

Thị trường di động: Muôn cảnh đối phó mùa dịch Cô vít-1
Thị trường di động đang chịu nhiều ảnh hưởng từ đại dịch Covid-19. Ảnh: Trọng Đạt

Doanh thu giảm vài chục %, xin hoãn tiền nhà vì Covid-19

Theo ghi nhận của Pv. VietNamNet, tại Việt Nam, dù chưa có những thống kê chính thức, thế nhưng sức tác động của Covid-19 đối với thị trường di động có thể dễ dàng nhận thấy. 

Chia sẻ với Pv. VietNamNet, anh D - chủ một hệ thống chuyên kinh doanh các sản phẩm Apple cho biết, doanh thu hệ thống của anh trong mấy tháng gần đây giảm mạnh. 

“Tháng trước, doanh thu ở một số cửa hàng đã giảm đến vài chục phần trăm. Nhân viên chủ yếu ngồi chơi bởi người đến mua sắm, thăm quan quá ít do lo ngại vấn đề dịch bệnh,", anh D nói. 

Chia sẻ thêm, anh D. cho biết đã liên hệ với một vài chủ mặt bằng để xin được hỗ trợ nhằm giảm bớt một phần chi phí kinh doanh. Thế nhưng, không phải chủ cho thuê nhà nào cũng sẵn lòng trợ giúp. Nhiều chủ nhà còn trả lời lại bằng những câu nói rất vô cảm. 

Tuy vậy, thay vì bi quan, anh D. cho biết sẽ bỏ thêm vốn mở rộng kinh doanh bởi đây cũng là thời điểm tốt để thuê được mặt bằng giá rẻ. 

Theo anh D.: “Dịch bệnh khiến nhiều cơ sở kinh doanh phải đóng cửa. Điều đó cũng vô tình tạo cơ hội cho các nhà đầu tư khác muốn tìm kiếm mở rộng mặt bằng.". 

“Có những địa điểm mình đã ngắm từ lâu nhưng vì họ có hợp đồng dài hạn nên không dễ dàng lấy được. Dịch bệnh đã vô tình mang đến cơ hội để mình có trong tay những mặt bằng đó.”, anh D chia sẻ. 

Thị trường di động: Muôn cảnh đối phó mùa dịch Cô vít-2
Nhiều cửa hàng chuyển hướng sang online nhiều hơn thay vì chủ yếu là offline như trước. Ảnh: Trọng Đạt

Đóng bớt cửa hàng, chuyển sang bán hàng online

Không phải ai cũng giữ được tinh thần lạc quan như a D. Tại hệ thống cửa hàng di động HK, người quản lý cho biết đã phải tạm dừng hoạt động, đóng bớt một số cơ sở kinh doanh nhằm đối phó với tình hình dịch bệnh. 

Do có 2 cơ sở tại Hà Nội, doanh nghiệp này lựa chọn việc đóng bớt cửa hàng trên phố Xã Đàn (Đống Đa, Hà Nội), dồn mọi hoạt động mua bán về phía chi nhánh đặt tại Long Biên. Theo chủ cơ sở trên, điều này giúp anh giảm một phần chi phí nhân viên, lại kiểm soát tốt hơn lượng người ra vào trong mùa dịch.

Thay vì việc mua bán chủ yếu theo hình thức trao tay như trước kia, doanh nghiệp này cũng hướng tới việc kinh doanh online nhằm giảm thiểu bớt nguy cơ gây nhiễm. 

Theo đó, với những sản phẩm có giá trị nhỏ như phụ kiện điện thoại, cửa hàng này nhận ship theo đơn. Trong trường hợp khách trực tiếp lấy hàng, cần liên hệ trước để chủ cơ sở đóng gói sẵn, chỉ việc lấy mang đi nhằm hạn chế tiếp xúc. 

Dù lượng đơn hàng có phần giảm sút do thói quen mua sắm thay đổi, chủ cơ sở này cho biết vẫn chấp nhận, miễn điều đó giúp đảm bảo an toàn cho tất cả mọi người.

Theo VietNamNet

Xem link gốc Ẩn link gốc https://vietnamnet.vn/vn/cong-nghe/san-pham/thi-truong-di-dong-muon-canh-doi-pho-mua-dich-co-vit-628697.html

Covid-19

điện thoại di động


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.