Ủng hộ quyền được chọn "cái chết êm ái", nên hay không?

Một trong số những bác sĩ có ảnh hưởng lớn nhất Trung tâm chăm sóc sức khỏe Anh (NHS) – bà Clare Gerada - đã kêu gọi ủng hộ việc trợ tử của bác sĩ đối với bệnh nhân.

Một trong số những bác sĩ có ảnh hưởng lớn nhất Trung tâm chăm sóc sức khỏe Anh (NHS) – bà Clare Gerada - đã kêu gọi ủng hộ việc trợ tử của bác sĩ đối với bệnh nhân.

Lần đầu tiên trong thập kỉ qua, các đại diện của British Medical Association (Tổ chức y tế Anh) đã không còn phản đối gay gắt việc trợ tử. Thay vào đó, họ có cái nhìn khách quan hơn và giữ lập trường trung lập về vấn đề này. Có khoảng 1/3 trong 320 bác sĩ tại hội nghị y tế hàng năm ở Belf thể hiện ý kiến ủng hộ trợ tử, làm dấy lên làn sóng tranh cãi về vấn đề này.

Để trợ tử, các bác sĩ sẽ chuẩn bị một liều thuốc giảm đau cực mạnh. Dưới sự giám sát của bác sĩ, bệnh nhân sẽ tự tiêm thuốc này vào người mình. Thông thường, người bệnh sẽ chết trong nửa giờ đồng hồ. Nhưng cũng có trường hợp cá biệt phải mất 3 ngày mới hoàn thành trợ tử.

Ngày nay, số lượng các bác sĩ ủng hộ vấn đề trợ tử đang ngày càng gia tăng. Bác sĩ Clare Gerada là một trong số những người tích cực kêu gọi việc sửa đổi luật định về vấn đề này. Bà là cựu chủ tịch Royal College, nơi đào tạo các chuyên viên y tế, bác sĩ của Anh. Hiện tại, bà là thành viên cấp cao của British Medical Association.

Ủng hộ quyền được chọn "cái chết êm ái", nên hay không? - 1

Bác sĩ Clare Gerada là một trong số những người tích cực kêu gọi sửa đổi luật định về vấn đề trợ tử (Nguồn: Dailymail)

Bác sĩ Clare Gerada nói rằng bản thân bà cũng muốn được trợ tử. Bà mong muốn được chết trong vòng tay những người yêu thương. "Mong muốn được tìm đến một cái chết nhẹ nhàng là hoàn toàn có thật đối với các bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo", bà Gerada thực lòng chia sẻ.

Cũng tại hội nghị này, bác sĩ Clare Gerada cũng đã thẳng thắn kể về quá khứ của mình. Bà từng chứng kiến người cha thân yêu đau đớn chống chọi với căn bệnh hiểm nghèo ngày qua ngày mặc dù ông mong muốn được chết. Điều này có ảnh hưởng lớn đến quan điểm của bà về vấn đề trợ tử.

Bà chia sẻ “Tôi không biết những người khác cảm thấy như thế nào. Nhưng sau khi chứng kiến cha mình đau đớn chống chọi bệnh tật, tôi đã có quyết định của riêng mình. Khi đến lượt mình, tôi mong muốn được trợ tử bởi các bác sĩ uy tín, trong vòng tay những người thân yêu của tôi.”

“Trốn tránh bàn luận về vấn đề trợ tử đồng nghĩa với việc chúng ta đang quay lưng lại với các bệnh nhân của mình và tương lai ngành y. Y học càng phát triển thì vấn đề trợ tử lại càng đáng được quan tâm. Là bác sĩ, nhiệm vụ của chúng ta là tiếp tục tranh luận và bàn cãi về vấn đề này".

Ủng hộ quyền được chọn "cái chết êm ái", nên hay không? - 2

Hiện tại, trợ tử vẫn đang là vấn đề gây tranh cãi tại nhiều nước (Nguồn: Dailymail)

Tuần trước, ông Richard Thompson – cựu chủ tịch Royal College và cũng là bác sĩ riêng của nữ hoàng Anh – cho rằng bác sĩ có nhiệm vụ giúp bệnh nhân được chết thanh thản nếu họ muốn. “Ai cũng bị ám ảnh bởi việc cứu sống, chữa trị và không làm hại cuộc sống của bệnh nhân. Nhưng theo tôi, bác sĩ cũng cần có trách nhiệm giúp người bệnh thoải mái tìm kiếm kiếp sau tốt đẹp hơn”. Theo ông, các cuộc thăm dò ý kiến cho thấy hơn 80% người dân đồng ý thay đổi luật định về trợ tử.

Tuy nhiên, có nhiều lo sợ rằng việc ủng hộ quyền trợ tử sẽ gây ra những ảnh hưởng tâm lý tiêu cực đến người già và bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo. Nếu không khéo léo, việc này sẽ khiến họ bị áp lực phải tìm đến cái chết nhanh chóng để không làm gánh nặng cho gia đình.

Hiện nay, trợ tử được cho phép ở các nước như Hà Lan, Canada, Bỉ, Thuỵ Sĩ và 5 bang của Mỹ. Một số nước như Pháp, Hàn Quốc, Trung Quốc vẫn đang tranh cãi về vấn đề này.

Theo Khám phá



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.