Ý đồ đằng sau những biểu tượng cảm xúc mới của Facebook

Đằng sau những phát biểu như “mang đến trải nghiệm mới”, các biểu tượng cảm xúc mới thực chất là công cụ để Facebook thu thập dữ liệu chất lượng hơn từ người dùng.

Đằng sau những phát biểu như “mang đến trải nghiệm mới”, các biểu tượng cảm xúc mới thực chất là công cụ để Facebook thu thập dữ liệu chất lượng hơn từ người dùng.

Nhiều năm qua, người ta yêu cầu Facebook thêm nút “Dislike” bên cạnh nút “Like” truyền thống. Tuy nhiên, điều này không bao giờ xảy ra vì tính chất tiêu cực của biểu tượng. Thay vào đó, Facebook phát hành 5 biểu tượng mới gồm “love”, “haha”, “wow”, “sad” và “angry” với tên gọi Reactions.

Ý đồ đằng sau những biểu tượng cảm xúc mới của Facebook

Facebook bổ sung 5 biểu tượng cảm xúc mới, bên cạnh nút Like truyền thống.

Facebook có một bài chia sẻ trên trang blog với nội dung đại loại như “chúng tôi lắng nghe người dùng”, “mang đến cho các bạn nhiều cách thức hơn để chia sẻ cảm xúc của mình”.

Tuy nhiên, giống như bất cứ tính năng nào từ Facebook trước đây, luôn có một mục đích khác cho những cải tiến này: thu thập dữ liệu người dùng. Với các biểu tượng mới, Facebook có thể thu thập dữ liệu chất lượng hơn, và thu lời từ đó, rất nhiều là đằng khác.

Trong bài viết với nội dung “Cơ chế hoạt động của News Feed trên Facebook ra sao” hồi tháng 1/2016, trang Business Insider giải thích, chìa khoá dẫn đến thành công lâu dài của Facebook là thu thập ngày càng nhiều dữ liệu của người dùng, bằng cách phát hiện xem họ phản hồi ra sao từ bài đăng trên Facebook.

Họ sử dụng dữ liệu đó để phân tích từng cá nhân người dùng xem họ thích gì, từ đó cho hiển thị nội dung quảng cáo phù hợp.

Ý đồ đằng sau những biểu tượng cảm xúc mới của Facebook

Việc thu thập dữ liệu người dùng từ lâu đã là nguồn sống của Facebook. Ảnh: AP.

Nút Like, từ lâu đã là chìa khoá của việc thu thập dữ liệu. Khi bạn “thích” gì đó trên Facebook, đồng nghĩa bạn nói với Facebook hãy cho hiển thị nội dung tương tự nhiều hơn. Tuy nhiên, nếu nút “Like” là lựa chọn duy nhất, Facebook không biết nhiều về cảm xúc thực sự của bạn trên mỗi bài đăng. Thay vào đó, đưa ra 6 biểu tượng cảm xúc đồng nghĩa Facebook sẽ thâu tóm nhiều dữ liệu chuẩn xác hơn về cách người dùng phản hồi với mỗi bài đăng.

Các dữ liệu từ Reactions sẽ là tài sản quý giá với cơ chế quảng cáo của Facebook. Các đơn vị quảng cáo luôn muốn hiểu người dùng phản ứng trước bài đăng của họ ra sao.

Nhưng tại sao lại có 6 biểu tượng xảm xúc? Liệu các biểu tượng như “like”, “love”, “haha”, “wow”, “sad” và “angry” đã đủ diễn tả tất cả trạng thái cảm xúc của con người? Nhiều dịch vụ nhắn tin miễn phí cung cấp hàng trăm emoji khác nhau cho người dùng. Tại sao Facebook lại không?

Một trong các lý do được đưa ra là Facebook chỉ muốn tìm một vài sự lựa chọn để thay thế nút Like. Các lựa chọn này phải được hiển thị trực quan, đơn giản và nhanh chóng để người dùng không cảm thấy bất cứ phiền toái nào.

Ý đồ đằng sau những biểu tượng cảm xúc mới của Facebook

Biểu tượng cảm xúc mới giúp Facebook thu thập, phân loại cảm xúc người dùng cho mỗi bài đăng dễ dàng hơn.

Lý do quan trọng hơn, với 6 biểu tượng, Facebook sẽ cấu trúc phản hồi từ người dùng một cách đơn giản hơn.

Với người dùng, họ có thể chọn cách từ chối các biểu tượng cảm xúc này, phản hồi trên Facebook bằng cách chỉ đưa ra bình luận.

Thực tế, Facebook có cơ chế “máy học” (machine-learning), học tập ngôn ngữ tự nhiên để hiểu và xác định cảm xúc của người dùng dựa trên bình luận của họ. Tuy nhiên, đây là nhiệm vụ không dễ dàng.

Với các nút Reactions, các kỹ sư của Facebook không phải làm việc vất vả để xác định phản hồi của người dùng cho mỗi bài đăng – bởi người dùng đã làm việc đó thay họ.

Theo Zing



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.