Không chịu ấm ức và dễdàng để bị bắt nạt, nhiều "ma mới" công sở tung chiêu trị "ma cũ".

Chuyện muôn thủama cũ bắt nạt ma mới

“Sống lâu lên lãolàng” và ở môi trường công sở vốn khép kín và ổn định thì những lãolàng nhiều khi lại trở thành những "ma cũ" khó chịu trong mắt những"ma mới" vừa chập chững bước vào môi trường đó.

Vừa đi làm được mộtthời gian nhưng Facebook của H ngày nào cũng đầy những status thanvãn mệt mỏi dù công việc chẳng khó khăn gì. Nhưng nghe cô nàng tâmsự mới hiểu: “chỗ làm toàn các cô các chị lớn tuổi, mình mới vàovừa trẻ lại vui tính nên các anh các chú lúc nào cũng thoải mái vớimình thành ra bị ma cũ chèn ép đủ chuyện. Từ chuyện công việc, ănmặc đến cả lời ăn tiếng nói”.

Công sở:

Ức chế và căng thẳng là điều mà nhiều "ma mới" gặp phải khi bị các "ma cũ" dở đủ trò bắt nạt...

Công ty đông ngườilại nhiều khách ra vào, nhiều khi cô chưa nhớ hết mọi người nên quênchào người này người kia thế là bị các chị chế trách không lễ phép.Nếu chỉ có thế thì chẳng sao, đằng này hôm sau nhớ mặt gặp lại lễphép chào, lại bị người ta vặn vẹo là nói trước mới biết chào đốiphó. Đúng là không biết làm sao cho vừa lòng.

Không như H, K đã làmqua vài nơi chuyện ăn mặc chào hỏi cô luôn luôn để ý, nhất là mấychuyện quan tâm của các đồng nghiệp nam cô lại càng giữ ý hơn. Thếnhưng vào làm cho một công ty thiết kế nội thất cô vẫn không tránhkhỏi chuyện bị ma cũ bắt nạt. Sếp lớn luôn bận rộn chuyện khách hàngvà quản lý chung nên chẳng có mấy thời gian kiểm tra công việc từngbộ phận thành ra chị trưởng phòng là người nắm toàn quyền quyết địnhcông việc ở phòng K.
 
Vốn khó tính lại có thói quen ra oai với nhân viên nên khi thấy Kmới vào làm chị đã không ngại thể hiện quyền lực của mình. Không chỉgiao cho K một khối lượng công việc nhiều hơn mọi người mà ma cũ nàycòn không ngại khi trở mặt trước toàn bộ nhân viên để K bị sếp lớnchỉ trích vì không hoàn thành công việc.
 
K ấm ức kể: “công việc chưa quen nên nhiều cái mình phải hỏi chịnhưng vừa chỉ mình thế làm một đường nhưng khi bị Giám đốc phê bìnhvì không hoàn thành công việc thì chị chẳng ngại ngần đổ lỗi chomình làm sai dù trước đó mọi người đều biết mình làm theo đúng hướngdẫn. Thế là mọi tội lỗi đổ hết lên đầu mình khiến mình bị sếp la mộtchập vì tội làm ẩu”.

"Ma mới" cũng làma

Và khi những "ma mới"không còn chấp nhận việc dù mình đã cố gắng làm tốt công việc đượcgiao nhưng vẫn phải chịu sự hạch sách của "ma cũ" họ đã quyết địnhtung chiêu để khẳng định cho "ma cũ" hiểu rằng ma mới cũng là ma màthôi.

Từ ngày bị la oan ứcđể tránh bị hiểu lầm công việc được giao K cứ thế mà làm nhưng vẫnâm thầm trao đổi trực tiếp với sếp.

Ma cũ khó tính cứchắc rằng sau lần đo K sẽ nể sợ mình mà không dám trái ý. Vì thếcàng được nước bắt cái này, ép cái kia mà không biết rằng những việclàm của mình đang được báo cáo thường xuyên với Giám đốc công ty.

Công sở:

Và khi không chịu nổi những chèn ép vô cớ của "ma cũ" những "ma mới" sẽ bắt đầu tung chiêu...

Chính vì thế mà khibiết những việc làm không đúng đối với nhân viên Giám đốc đã chỉtrích chị trưởng phòng và yêu cầu phải xin lỗi K vì đã đổ oan chocô. Từ đấy, không nhưng cô được Giám đốc tin tưởng, mà ma cũ cũngmất luôn tính hống hách trong phòng.

Còn N vừa mới ratrường đã tìm ngay được chỗ làm biên tập viên cho 1 dự án. Vị trícủa cô là trưởng nhóm, nhưng tuổi khá trẻ, mặt lại càng trẻ hơn tuổinên cô thường bị các trưởng nhóm khác có xu hướng "dằn mặt cho biếttrên biết dưới". Cực nhất là việc các chị "ma cũ"  không giúp đỡ chỉdẫn cho N đến nơi đến chốn các loại giấy tờ thủ tục theo quy địnhcủa công ty. Mỗi lần làm các thủ tục giấy tờ là cô rối như nùi luôn.
 
Vì công ty làm về truyền thông nên mọi hoạt động hầu hết đều làmviệc, xác nhận qua mail. Thế nhưng đa phần những mail N chuyển sangnhóm của một chị nổi tiếng là cây đa cây đề của công ty thì đều bịchị này "quăng" nguyên "cục lơ" vào mặt. Sau 7 lần reply đi replylại nhờ chị ta xác nhận vấn đề giùm mà không hề thấy phản ứng gì,tới lần thứ 8 không thể chịu được kiểu làm việc quan liêu của chịnày, N mail thêm 1 lần nữa và gửi cho sếp tổng luôn.
 
Ngay lập tức chị ta phải trả lời mail lại và không quên nhắc khéo:lần sau đừng spam mail sếp như thế. N cũng không vừa, ngay lập tứccô forward lại  cái mail đầu tiên gửi cách đây đã lâu mà chị takhông thèm trả lời. Thế là từ đó tuyệt nhiên không ai dám làm việcvới N theo tinh thần "ma cũ- ma mới" nữa.

K và N chỉ là số íttrong những người làm việc công sở ngày nay không còn chấp nhậnchuyện ma cũ bắt nạt là chuyện đương nhiên và vì thế họ quyết tâmchấm dứt chuyện này.

Với họ công sở là nơilàm việc chứ không phải là nơi để thể hiện vai vế của mình vì thế dùlà ma mơi đi chăng nữa thì họ luôn quan niệm rằng ma mới cũng là ma.

Theo Đăng Minh
 Pháp luật xã hội