5 cách ứng phó khi bị đồng nghiệp chơi xấu

Đừng buồn nếu một ngày bạn bị đồng nghiệp – những người hàng ngày vẫn cười tươi như hoa, niềm nở với bạn “chơi xấu” và bôi nhọ thanh danh, cũng như chê bai năng lực làm việc của bạn.

Đừng buồn nếu một ngày bạn bị đồng nghiệp – những người hàng ngày vẫn cười tươi như hoa, niềm nở với bạn “chơi xấu” và bôi nhọ thanh danh, cũng như chê bai năng lực làm việc của bạn. Do vậy, nếu có thể hãy hạn chế một cách tối đa những sơ hở để tạo điều kiện cho đồng nghiệp “hạ bệ” bạn.

Đừng buồn nếu một ngày bạn bị đồng nghiệp – những người hàng ngày vẫn cười tươi như hoa, niềm nở với bạn “chơi xấu” và bôi nhọ thanh danh, cũng như chê bai năng lực làm việc của bạn. Bởi điều này chắc chắn không chỉ xảy ra với một mình bạn, mà có rất nhiều người rơi vào trường hợp tương tự trong môi trường công sở. Do vậy, nếu có thể hãy hạn chế một cách tối đa những sơ hở để tạo điều kiện cho đồng nghiệp “hạ bệ” bạn. Song một khi có dấu hiệu bị đồng nghiệp hãm hại, hãy ứng phó kịp thời, văn minh nhất để công việc không bị ảnh hưởng:

Trước hết, bạn phải đề phòng “những kẻ phá hoại”

Để tránh tối đa bị chơi xấu, bạn phải nhớ rằng sự phá hoại ngầm giữa các nhân viên với nhau xảy ra ở mọi công ty nhưng đối với từng ngành nghề thì những kẻ phá hoại lại có những đặc thù riêng.

“Những kẻ phá hoại” ở nơi làm việc rất phong phú và “muôn hình vạn trạng”, nhưng tựu chung họ rơi vào các trường hợp sau đây:

- Nhà quản lý tồi: Điều có lẽ bạn ít ngờ nhất là bạn có thể bị chơi xấu bởi một nhà quản lý tồi. Họ sẵn sàng sa thải một nhân viên có năng lực luôn hoàn thành công việc một cách xuất sắc và thông minh trong cách giao tiếp hơn mình bởi họ cảm thấy vị trí của mình bị “lung lay” và bị đe dọa bởi năng lực cũng như sự tự tin của bạn

5 cách ứng phó khi bị đồng nghiệp chơi xấu

- Kẻ nói điêu, đổ lỗi cho người khác: Khi tất cả mọi người đều tập trung vào dự án, song bỗng nhiên những trục trặc từ trên trời rơi xuống khiến cho các bạn có khả năng bị khiển trách, những kẻ phá hoại rất dễ lộ diện, họ sẵn sàng đổ lỗi cho bạn và cố gắng chĩa mũi nhọn cho bạn nhằm tránh trách nhiệm cho bản thân.

- Kẻ hay "bôi nhọ" uy tín của người khác: nếu trong công ty bạn xuất hiện những người luôn hạ thấp và đánh giá không đúng công việc mà bạn làm, luôn tìm cách khiến cho mọi người có cái nhìn lệch lạc về bạn thì rất có thể đây chính là “những kẻ phá hoại”.

- Kẻ ăn cắp ý tưởng: Bạn đừng bất ngờ khi những ý tưởng của bạn bỗng dưng đứng tên một người khác, đó chính là biểu hiện của những người chuyên cướp công của người khác khi dự án thành công.

- Kẻ hay loan tin đồn “nhảm”: Có những người luôn muốn hủy hoại tên tuổi của đồng nghiệp mà họ có một chút ghen tỵ hay khúc mắc. Cách họ thường xuyên sử dụng là tung những tin đồn thất thiệt và giả dối, thậm chí là “ăn không nói có” nhằm hạ bệ đồng nghiệp của mình.

- Kẻ hay trốn việc: Bạn cảm thấy khó chịu vì lười biếng, không chịu làm bất cứ việc gì và đổ hết trách nhiệm và công việc lên những người đồng nghiệp xung quanh, đây có thể cũng là dấu hiệu của “những kẻ phá hoại”

Cách bảo vệ bản thân trước “những kẻ phá hoại”

Sự phá hoại của đồng nghiệp dù nghiêm trọng hay không nghiêm trọng cũng đều ảnh hưởng đến sự nghiệp và triển vọng công việc của bạn trong tương lai. Do vậy, bạn cần phải có những phán đoán và hành động đúng lúc, kịp thời, hiệu quả. Tuy nhiên, nếu hành động gây hại của đồng nghiệp lặp đi lặp lại nhiều lần, thì bạn cần phải lên tiếng và có những hành động cụ thể bảo vệ bản thân.

Khi bạn đã chắc chắn rằng mình là mục tiêu của sự phá hoại và những đồng nghiệp xấu tính, bạn nên làm theo các cách dưới đây:

- Hãy tìm kiếm đồng minh: Nếu bạn tìm hiểu và biết rõ rằng không chỉ có bạn mà còn rất nhiều đồng nghiệp khác trong công ty cũng bị anh/cô ta “chơi xấu”. Hãy tìm đến họ và liên kết với những đồng nghiệp này để có thể tạo sức mạnh chống lại “kẻ phá hoại”

- Gặp cấp trên, nếu cảm thấy sự việc trở nên nghiêm trọng: Nếu sếp của bạn cũng từng bị nhân viên phàn nàn về “kẻ phá hoại” thì bạn nên trình bày với sếp về tình hình của bạn và tìm sự đồng cảm của sếp trong việc này.

- Đừng coi đây là chuyện cá nhân: Thay vì buộc phải trình bày với mọi người rằng bạn bị thiệt hại như thế nào khi anh/cô ta “chơi xấu” bạn mà bạn nên để mọi người biết rằng sự phá hoại của anh/cô ta đang gây ra nhiều tổn thất cho công việc chung như thế nào.

- Yêu cầu được bảo vệ: Hãy trình bày với cấp trên/những đồng nghiệp xung quanh rằng năng suất làm việc của bạn có thể sẽ được nâng cao lên rất nhiều nếu bạn không bị ảnh hưởng bởi những trò phá hoại của anh/cô ta.

- Chuẩn bị tìm công việc khác: Thật không may, tất cả những nỗ lực của bạn nhằm bảo vệ bản thân đều không có kết quả gì. Mọi điều ngày càng trở nên tồi tệ hơn với công việc của bạn, tốt nhất bạn nên lựa chọn phương án ra đi và bắt đầu vào công cuộc tìm kiếm công việc mới.

Theo Congluan



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.