Dân công sở điêu đứng vì thưởng Tết vừa về đã bị trừ thuế nặng: Quy định và công thức tính ra sao?

Lương tháng 13 cũng phải chịu thuế, cho nên nếu số tiền này được gộp vào với các khoản thưởng khác hoặc lương tháng 12 thì người lao động đương nhiên sẽ phải chịu thuế TNCN cao hơn do cách tính lũy tiến theo bậc.

Lương tháng 13 cũng phải chịu thuế, cho nên nếu số tiền này được gộp vào với các khoản thưởng khác hoặc lương tháng 12 thì người lao động đương nhiên sẽ phải chịu thuế TNCN cao hơn do cách tính lũy tiến theo bậc.

Lương tháng 13 có thể xem là phần quà hậu hĩnh mà các công ty, doanh nghiệp gửi tặng cho cán bộ nhân viên của mình sau một năm miệt mài cống hiến. Tuy nhiên, cứ ngỡ với số lương được thưởng này, bao người sẽ có một mùa xuân ấm no, một mùa Tết rủng rỉnh tiền tài, nhưng không đâu, bởi cái tiếng “ting ting” báo lương cuối cùng đã khiến không ít người sốc nặng. Năm ngoái vốn đã sốc, năm nay còn sốc hơn, tại sao sốc lại chồng chất qua từng năm thế này?

Và đáp án cho câu hỏi trên, thân là dân công sở lâu năm chắc có lẽ ai cũng đoán được: Sốc vì bị trừ thuế thu nhập cá nhân. Con số bị trừ mất so với tính toán “sương sương” trong đầu mỗi người, thực chẳng tầm thường một chút nào.

Dân công sở điêu đứng vì thưởng Tết vừa về đã bị trừ thuế nặng: Quy định và công thức tính ra sao?-1

Dân công sở khóc một dòng sông chỉ vì thưởng Tết bị trừ thuế TNCN

Điển hình như Kim Ngọc (TP.HCM). Sau một năm lao đầu vào công việc, cô được thông báo sẽ nhận được thưởng lương tháng 13 lên đến 100 triệu đồng. Tất nhiên, nghe xong cô như người trên mây, bắt đầu tính tính toán toán, sắm sửa áo quần son phấn du xuân, quà biếu bố mẹ, khoảng dư đi du lịch nước ngoài một chuyến cho oách,...

Ấy vậy mà hôm nay, sau khi nhận được tin nhắn điện thoại báo lương về, cô như ngã quỵ, con số lương thưởng của cô đã không cánh mà bay mất hơn 25 triệu đồng chỉ vì bị khấu trừ thuế thu nhập cá nhân. Cô cay đắng than khóc, thậm chí còn đánh mất tinh thần làm việc suốt cả ngày. Cô mếu máo: “Tức á, chưa bao giờ tức như vậy á”.

Dân công sở điêu đứng vì thưởng Tết vừa về đã bị trừ thuế nặng: Quy định và công thức tính ra sao?-2


Tương tự như Kim Ngọc, anh chàng Quốc Huy (Hà Nội) cũng bị trừ thuế mất hơn 60 triệu đồng trong cái khoảng thưởng 200 triệu mà anh đinh ninh sẽ nằm trọn trong tay do công ty thông báo trước đó. Ngoài ra, không chỉ những người có mức thưởng lên đến hàng “trăm củ” mới nhói tim, đứng hình do bị trừ thuế thu nhập cá nhân, nho nhỏ hơn như Hà Trần (Hà Nội), lương thưởng 20 triệu cũng bị trừ mất hơn 2 triệu.

Điều này khiến Hà không khỏi bần thần, la hét thất thanh trong nhà vệ sinh chỉ vì khoảng trừ này làm cô… vỡ kế hoạch: “Thưởng 20 triệu, đã tiên liệu là bị trừ rồi, mà trừ một hai trăm nghìn thôi chứ ai đời trừ mất hơn 2 củ. 2 củ đấy chị định ra chợ mua ít bộ quần áo, còn lại tiêu Tết với cống nạp hết cho mẹ. Kiểu này khỏi áo khỏi quần, tiêu Tết cần thiết hơn, cho mẹ thì không cần phải nói rồi, không đưa là bị vỗ mồm bôm bốp”.

Dân công sở điêu đứng vì thưởng Tết vừa về đã bị trừ thuế nặng: Quy định và công thức tính ra sao?-3Dân công sở điêu đứng vì thưởng Tết vừa về đã bị trừ thuế nặng: Quy định và công thức tính ra sao?-4

Sự thật về khoản thuế TNCN kinh hoàng dịp cuối năm

Quy định tại Điều 3, Luật Thuế thu nhập cá nhân sửa đổi năm 2012, thu nhập chịu thuế bao gồm tiền lương, tiền công và các khoản tiền có tính chất tương đương. Ngoài ra, tiền thưởng cũng thuộc diện chịu thuế. Các khoản chịu thuế này sẽ được tính toán cụ thể dựa trên biểu thuế lũy tiến từng phần với 7 bậc từ 5% đến 35%.

Mà đã là lũy tiến thì lương càng cao mức thuế phải đóng sẽ càng nặng. Trong khi đó, lương tháng 13 được xem là tiền thưởng cuối năm do các doanh nghiệp quy định trong hợp đồng lao động, cho nên nếu số tiền này được gộp vào với các khoản thưởng khác hoặc lương tháng 12, người lao động đương nhiên sẽ phải chịu thuế TNCN cao hơn.

Dân công sở điêu đứng vì thưởng Tết vừa về đã bị trừ thuế nặng: Quy định và công thức tính ra sao?-5

 

Sau đây là công thức tính thuế TNCN cần nhớ:

Thu nhập chịu thuế = Tổng thu nhập - các khoản miễn thuế

Thu nhập tính thuế = Thu nhập chịu thuế - các khoản giảm trừ

Thuế TNCN phải nộp = Thu nhập tính thuế x thuế suất

Các khoản miễn thuế ở đây điển hình nhất là phần tiền lương làm thêm giờ được trả cao hơn so với tiền lương làm việc trong giờ theo quy định của pháp luật,...

Các khoản giảm trừ như giảm trừ gia cảnh 9 triệu đồng/tháng/người nộp thuế (trường hợp cá nhân cư trú vừa có thu nhập từ kinh doanh, vừa có thu nhập từ tiền lương, tiền công thì tính giảm trừ gia cảnh một lần vào tổng thu nhập từ kinh doanh và từ tiền lương, tiền công). Đối với người phụ thuộc là 3,6 triệu đồng/tháng/người (tức là phải nuôi con dưới 18 tuổi, người lao động sẽ được giảm trừ đóng thuế TNCN),...

Dân công sở điêu đứng vì thưởng Tết vừa về đã bị trừ thuế nặng: Quy định và công thức tính ra sao?-6


Ngoài ra các phụ cấp hàng tháng như phụ cấp người có công, phụ cấp đặc thù ngành nghề, phụ cấp nhân viên y tế thôn bản,... và các khoản khoán chi như tiền ăn trưa, xăng xe, công tác phí, tiền điện thoại,... cũng được miễn đóng thuế TNCN.

Dựa vào công thức trên đồng thời đối chiếu với biểu thuế lũy tiến từng phần chúng ta thử tính mức thuế TNCN mà Hà Trần phải đóng vừa qua như sau: Do không biết Hà thuộc diện đặc biệt nào và được miễn trừ phần nào hay không nên ta tạm xem như 20 triệu tổng thu nhập của Ngọc là mức thu nhập tính thuế. Với mức này, mức thuế TNCN Hà phải đóng được xét trên 4 bậc với thuế suất cao nhất lên tới 20%.

Dân công sở điêu đứng vì thưởng Tết vừa về đã bị trừ thuế nặng: Quy định và công thức tính ra sao?-7


Theo đó, 5 triệu có mức thuế 5%, 5 triệu có mức thuế 10%, 8 triệu có mức thuế 15% và 2 triệu có mức thuế 20%. Như vậy số tiền thuế Hà Trần phải nộp sẽ là 5x5% + 5x10% + 8x15% +2x15% = 2,35 triệu đồng. Tương tự cách tính như trên, Kim Ngọc với mức thưởng 100 triệu thì sẽ có mức thuế TNCN tạm tính là 25,15 triệu. Còn Quốc Huy với mức thưởng 200 triệu sẽ có mức thuế TNCN tạm tính là 60,15 triệu.

Quả thật, với những con số khổng lồ bên trên, tin chắc rằng chị em công sở vẫn sẽ cứ buồn bã dài dài mỗi khi nghe hai tiếng “ting ting” cuối cùng của năm. Tuy nhiên, nói đi thì cũng phải nói lại, đóng thuế chính là quyền nghĩa vụ của chúng ta, của mỗi công dân nhằm góp phần tăng ngân sách nhà nước và cân bằng mức độ giàu nghèo giữa các tầng lớp. Mà đã là quyền và nghĩa vụ thì cứ đúng pháp luật thực hiện thôi, kêu ca than thở cái gì trong khi ai cũng như ai!

Theo Helino

Xem link gốc Ẩn link gốc http://helino.ttvn.vn/helino/dan-cong-so-dieu-dung-vi-thuong-tet-vua-ve-da-bi-tru-thue-nang-quy-dinh-va-cong-thuc-tinh-ra-sao-22202017121015439.htm

Lương tháng 13

Luật thuế thu nhập cá nhân

dân công sở


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.