Cuối năm, các mặt hàng nhưquần áo, giày dép, ba lô… bày bán ở các sạp hai bên đường nhộn nhịp hơn bất kỳlúc nào. Hàng giá rẻ hút khách nhưng người mua cũng rất dễ bị “hớ” khi mất tiềncho những món đồ lỗi hoặc chẳng biết dùng vào lúc nào.
Thời điểm cuối năm được xem làmùa làm ăn của dân buôn bán hàng đổ đống vỉa hè. Nhiều con đường ở TPHCM, nhấtlà vào lúc chiều tối lại chìm ngập trong đủ mặt hàng giá rẻ, thanh lý. Không nhưcác shop, các cửa hàng có treo biển khuyến mãi cỡ nào thì vẫn khó mua nổi cảnhlúc nào cũng đông khách của các sạp hàng vỉa hè.
Có thể tìm mua ở dây rấtnhiều mặt hàng như giày dép, quần áo, ba lô… giá chỉ tính tiền chục, đáp ứngnhu cầu mua sắm cuối năm của nhiều người thu nhập thấp. Chiếm ưu thế về giácả nên hàng vỉa hè được xem như “lãnh địa” của dân lao động tự do, công nhânvà sinh viên.
|
Với lợi thế về giá, hàng vỉa hè rất hút người mua |
Đường Quang Trung, NguyễnOanh (quận Gò Vấp), Trường Chinh (quận Tân Bình), hơn nửa tháng nay đã trởthành chợ đêm với các sạp hàng vỉa hè dày đặc. Hàng loạt tấm biển như quầnkaki 30.000 đồng, áo sơ mi 20.000 đồng, giày dép “cao cấp” 40.000 - 100.000đồng, rồi áo gió, ba lô… Hầu hết những mặt hàng đáp ứng nhu cầu “sắm Tết”của nhiều người có giá chỉ vài chục nghìn.
Anh Nguyễn Văn Hải bán quần kakigiá 30.000 đồng/chiếc trên đường Nguyễn Oanh (quận Gò Vấp) cho biết: “Đố tìm ởđâu có loại quần tốt như chỗ tôi mà giá bèo như nay. Tôi có ông anh làm ở côngty nên mình lấy được nguồn hàng thanh lý, mới có giá này. Chất lượng thì khỏinói, hàng công ty mà…”.
Thế rồi anh cầm ngay lên mộtchiếc quần kaki màu tàn thuốc, phấn khởi: “Tôi mới bán nửa tháng nay thôi, cóngày tôi bán hết gần trăm chiếc quần”.
Giá cả các mặt hàng bày bán ở vỉahè nhìn chung đều thấp nhưng hàng hóa khó kiểm định chất lượng nên khách đôi khimua rẻ mà vẫn hớ. Đứng trước hàng bán ba lô trên đường Trường Chinh, chị Lê ThịXuân, công nhân giày da chép miệng tiếc rẻ: “Chiếc ba lô này tôi vừa mua trênđường Quang Trung giá 50.000 đồng, thế mà ở đây chỉ có 35.000 nghìn. Y changnhau”.
Hầu hết khi khách thắc mắc vềnguồn gốc của hàng hóa bày bán vỉa hè đều nhận được câu trả lời chung: hàng côngty thanh lý. Đồ thanh lý, giả cực rẻ, không tránh khỏi những sản phẩm lỗi màkhách khi mua vội sẽ không nhận ra, đến lúc mua rồi mới phát hiện thì đã muộn vìnguyên tắc mua hàng ở đây là “miễn trả lại”.
Tại một cửa hàng quần áo vỉahè trên đường Quang Trung, phóng viên “bắt” được một số lỗi của sản phẩmđược chào là “hàng thanh lý cao cấp” như ống quần mỗi bên một đường chỉ khácnhau hay những chiếc áo thun mà hoa văn, lô gô lại nằm ở mặt trái…
![]() |
Mới đầu, cô bán hàng cười lấpliếm: “Kiểu của nó vậy đấy”, nhưng lát sau cô chữa ngượng nói: “Sản phẩm ítnhiều cũng bị lỗi nào đó công ty mới thanh lý giá này chứ. Nhưng các lỗi đó cóảnh hưởng gì đâu, vẫn mặc được”.
Bất chấp điều đó, hàng vỉa hè vẫnlà sự lựa chọn của phần đông người có thu nhập thấp và học sinh, sinh viên. “Giáchừng này sao hàng tốt, cao cấp nào được. Mình mua giá rẻ chấp nhận dùng thờigian rồi bỏ”, Quân - nam sinh viên trường ĐH Hồng Bàng đang chọn mua quần áo ởđường Thống Nhất - bày tỏ.
Theo Hoài Nam