Bác sĩ Hà Thị Trâm - bệnhviện phụ sản Hà Nội hóm hỉnh “Trong phòng đẻ không thiếu gì chuyện buồn cười”.

“Em thề là sẽ không xemđá bóng nữa”

Muốn được là người đón tay cậucon trai đầu lòng nên Nguyễn Hoàng Kiên (Đông Anh, Hà Nội) lúc nào cũng kè kèbên vợ nhất là trong những ngày chuẩn bị sinh. Các bác sĩ chẩn đoán vợ anh sẽsinh vào buổi sáng nhưng rồi chờ mãi mà vợ vẫn chưa chuyển dạ.

Đến tối mệt quá em xuống nhàhút điếu thuốc, thấy trong quán đang có trận Asernal. Mới đứng xem có tí mà lênvợ đã đẻ mất rồi. Đã bị mẹ vợ đón tay mất con trai lại còn bị mắng là bỏ vợ đichơi không mang theo điện thoại. Lần sau vợ đi đẻ em thề là sẽ không xem bóng đánữa”.

Cười ra nước mắt với những ông chồng chăm vợ đẻ

Ảnh minh họa

Tôi hỏi lại: “Thế không xem đábóng nữa thật à?”. Kiên gãi đầu gãi tai: “Nói vậy thôi chứ chắc cũngkhông bỏ được. Với lại, chắc cũng phải... dăm năm nữa vợ mới lại đi đẻ”.

Buồn cười nhất là một người kháchvào thăm người nhà, thấy Kiên đang nựng thằng bé giường bên giúp cho ông bố bênấy đi mua cháo thì khen “trông giống cha y như đúc” khiến cả phòng bật cười vìkhông hiểu “giống cái gì?”.

Ngoài hành lang, một anh chàng tocon, đầu húi cua, sau cổ áo thấp thoáng lộ ra những hình xăm đang “buôn” điệnthoại.

Bác Nguyễn Thu Vân ngồi ru đứa béở giường bên vừa chỉ anh “xăm trổ” vừa nói: “Gọi điện về quê khoe với cả lànghay sao mà gọi cả tiếng đồng hồ vẫn chưa xong, trông bặm trợn vậy mà gặp bác sĩthì nhũn như con chi chi. Lúc bác sĩ hướng dẫn cách chăm sóc con, cho con bú,thay tã... cu cậu mặt cứ nghệt ra, đứng chắp tay, vâng dạ rối rít cứ như bị côgiáo mắng vậy”.

Tay sau cổ, tay dưới mông

Cười ra nước mắt với những ông chồng chăm vợ đẻ

Ảnh minh họa

Nhấc người lên, tay sau cổ,tay dưới mông, áp vào ngực, nhẹ nhàng, nhẹ nhàng…”. Đó là bí kíp anh PhạmNgọc Thành (81 Nguyễn Thái Học, Hà Nội) vừa được bác sĩ dậy. Anh đang nhẩm đinhẩm lại như “đọc thần chú” để cố gắng bế được cậu con trai đầu lòng.

Thành là một sĩ quan quân đội,đôi bàn tay rắn rỏi đã quá quen với súng ống nhưng lại run run khi ôm đứa connhỏ vào lòng. “Vợ mình vừa mới sinh tối qua, con đầu lại đẻ khó nữa nên vẫncòn mệt, muốn trông con giúp vợ mà chỉ sợ... làm rơi con. Bác sĩ hướng dẫn rồinhưng vẫn thấy run lắm”.

Mẹ anh Thành kể: “Hôm đầu tiênvợ nó nhập viện, cả phòng khám được phen giật mình khi thấy một “chú bộ đội”đóng nguyên cả bộ quân phục hùng hục lao vào. Mọi người tưởng có chuyện gì, đếnkhi thấy nó kêu “mẹ, mẹ, đẻ chưa” thì mới biết là chồng vào chăm vợ đẻ”.

Bác sĩ Trâm chia sẻ: “Trướcđây các ông bố thường ít khi ở lại phòng sản phụ của bệnh viện vì ngại ngùng nênthường chỉ có bà nội hay bà ngoại đến chăm. Vài năm trở lại đây, ngày càng cónhiều ông bố tình nguyện ở lại chăm vợ đẻ. Có những anh chàng ở nhà chẳng biếtlàm việc gì, từ bé đã được chiều, mà giờ chăm vợ đẻ khéo lắm. Đêm còn thức trôngcon nữa chứ”.

Cũng có những ông bố mới đụngtay vào những việc này lần đầu nên lóng ngóng lắm, đi pha sữa cho con thì phanhầm chai nước muối xúc miệng của vợ, may mà bà nội nếm thử phát hiện ra”.

Có trường hợp chồng chăm vợ mớisinh, nửa đêm cô vợ nằm mơ, thấy kiến đang bu trên người đứa trẻ, thế là bị ámảnh vì liên tưởng đến bài báo viết về chuyện đứa bé bị bỏ trong vườn bị kiến ănmất một chân. Mặc kệ y tá giải thích, ông bố cứ khăng khăng đòi thay hết ga gốirồi ngồi ôm con khư khư suốt đêm, nhất định không chịu đặt con xuống nữa.

Bác sĩ Hà Thị Trâm cười: Có nhữngbà đau quá, gọi chồng đến rồi dang tay… tát thẳng vào mặt. Thế mà ông chồng vẫntỉnh bơ, còn cười hì hì.

Có ông chồng cầm túi quần áo củavợ đứng chờ ngoài phòng đẻ, nghe thấy vợ kêu la mà sợ toát mồ hôi thò tay vàotúi lấy cái khăn lau mặt nhưng vừa lau thì mọi người xung quanh phá lên cười.Hóa ra lấy nhầm cái quần lót của vợ mà vẫn cứ lau lấy lau để.

Theo Bee.net.vn