Những thành công liên tiếp củaTây Ban Nha có thể sẽ khiến cả thế giới phải thayđổi cách nhìn về bóng đá một lần nữa.

Người Anh từng một thời tự hào rằng họ đang có hai tiền vệ trung tâm haynhất thế giới là Gerrard và Lampard, những người chạy khỏe, chuyền dàichính xác, đánh đầu giỏi, sút xa tốt và có thể đều đặn ghi trên dưới 20bàn mỗi mùa. Thế nhưng bây giờ thì chính những người Anh đầy tự tôn ấylại đang phải đặt câu hỏi tại sao nền bóng đá của họ lại không thể đàotạo ra những người như Xavi hay Iniesta.

Điều đáng nói là cách đây cũngchưa lâu lắm, chính những người như thế lại bị chê đủ đường, nào làthiếu thước tấc, không có khả năng tranh chấp và khó mà tồn tại được ởmột môi trường đầy khắc nghiệt như Premier League. Phải chăng, mẫu tiềnvệ như Lampard, Gerrard đã đến hồi "tuyệt chủng", và giờ là thời củanhững " Lilliput" như Xavi, Iniesta?

Trước và trong khi World Cup diễnra, chúng ta đã nói nhiều tới dấu ấn của Mourinho trong lối chơi củanhiều đội bóng. Trong mùa giải đại thành công vừa qua, Inter củaMourinho đã thắng được không ít những trận cầu quan trọng mà không cầnphải là đội làm chủ thế trận.

Các ví dụ tiêu biểu là hai trận bán kếtvới Barca hay trận Chung kết với Bayern Munich, khi tỉ lệ kiểm soát bóngcủa Inter chỉ thường ở mức 30-40% hoặc thậm chí là thấp hơn nhưng cuốicùng họ lại là đội giành chiến thắng.

Iniesta, một trong số những tiền vệ nổi bật của Tây Ban Nha

Ở World Cup kỳ này, rất nhiều độibóng, đặc biệt là các đội bóng nhỏ, cũng "học theo" cách chơi củaInter-Mourinho, và kết quả thu được là rất khả quan: Slovakia thắng đượccả Italia, New Zealand là đội duy nhất bất bại, Thụy Sỹ thậm chí cònđánh bại được chính Tây Ban Nha…

Nhưng chiến thắng củaTây Ban Nha trước Hà Lan đã khẳng định bóng đá vẫn chưađến mức bị biến dạng dữ dội đến thế. Một khi vẫn còn làm chủ được tráibóng thì có nghĩa là bạn vẫn còn làm chủ được số phận của mình.

Vớinhững người xem trung lập, Tây Ban Nha có thể tạo ra cảm giác "ngứa mắt", khicác tiền vệ của họ cứ rủ rỉ rù rì chuyền bóng qua lại, không mấy khităng tốc đột phá mà cũng chẳng mấy lần tung ra những cú dứt điểm từ xa.Nhưng phải là đối thủ hoặc cổ động cho đối thủ của đội bóng này thì mớithấy họ đáng sợ đến thế nào.

Khả năng kiểm soát bóng của hàng tiền vệTây Ban Nha có thể nói là đã đạt tới "cảnh giới" cao nhất, không quá phức tạp,không cần hùng hổ, song hiệu quả thì luôn ở mức tối đa.

Với một hàng tiền vệ có khả năng kiểm soát bóng tuyệt vời như thế,mọi công việc còn lại xem ra đều rất nhẹ nhàng. Hàng thủ không phải làmviệc nhiều, trừ trường hợp xảy ra sai số trong những pha phối hợp nơihàng tiền vệ (không thể tránh khỏi nhưng rất hiếm) hoặc chính các cầuthủ ở hàng phòng ngự tự gây rắc rối cho họ.

Hàng công vất vả hơn đôichút, bởi với cách chơi hiện tại củaTây Ban Nha thì khu vực trước cầu môn đốiphương bao giờ cũng đông đặc người với người, nhưng nói thế không cónghĩa là không có nhiều cơ hội được tạo ra.

Thực tế thì việcTây Ban Nha ghiđược ít bàn thắng ở World Cup 2010 hoàn toàn xuất phát từ khả năng dứtđiểm hạn chế của các chân sút, chứ không phải do hàng tiền vệ không cungcấp đủ bóng.

Nếu việc kiểm soát bóng mang tới những lợi thế siêu việt như thế, tạisao các đội bóng không đồng loạt chuyển sang mô hình này? Câu trả lờithật đơn giản: Không phải bao giờ và không phải nền bóng đá nào cũng sảnsinh ra được những con người như Xavi hay Iniesta.

Ngoài vấn đề tố chất,thì truyền thống - truyền thống về cách chơi, cách đào tạo - cũng là mộtvấn đề quan trọng. Ở Tây Ban Nha, mà chính xác nhất là ở lò La Masia của Barca,người ta đánh giá cầu thủ không qua tiêu chí thể hình, thể lực, mà quacách anh ta xử lý trái bóng. Và những bài tập cũng được thiết kế ra theomục đích duy nhất là phát huy tối đa khả năng xử lý bóng đó. Như ở LaMasia, các em bé không bao giờ được phép rời bóng trên sân tập.

Vì thế, người Anh có lẽ không nên quá mơ mộng sẽ xây dựng được mộthàng tiền vệ giống như hàng tiền vệ củaTây Ban Nha. Thay vào đó, hãy hài lòngvới việc được xem những người như Cesc Fabregas hay Arteta, và sắp tớicòn có David Silva, "đá bóng bằng đầu" vào mỗi cuối tuần đi!

Theo V.C
Thể thao & Văn hóa