Các "ông lớn" trong lĩnh vực bất động sản chính thức lên tiếng kêu cứu khi tíndụng bị siết chặt đến nghẹt thở.

Chủ tịch Hội đồng quản trị Tổng công ty Xi măng Việt Nam Lê Văn Chung bứcxúc: “Đi vay lúc này cũng chỉ là để nấu cháo ăn qua bữa, giống như một ngườisắp chết buộc phải vay thôi. Lợi nhuận chỉ có vài phần trăm thì lấy đâu ratiền để trả lãi trên 20%”,  thông tin của báo VnEconomy.

Không riêng gì đại diện ngành xi măng than khó vì câu chuyện lãi suất mà hầuhết các địa phương và các tập đoàn, tổng công ty tại các đầu cầu của buổigiao ban trực tuyến mới đây đều tỏ ra chán nản khi mà dòng tiền bị thắtchặt, khiến ngành xây dựng ở các địa phương cũng như tại các doanh nghiệpđều rơi vào tình trạng tiến thoái lưỡng nan.

Tổng giám đốc Tập đoàn Công nghiệp Xây dựng Việt Nam Dương Khánh Toàn chohay, trong 6 tháng đầu năm nay, chỉ tiêu lợi nhuận của tập đoàn này chỉ đạt18% kế hoạch năm, tương đương với 560 tỷ đồng.

Theo ông Toàn, nguyên nhân chính của tình trạng trên là do các chủ đầu tưthiếu vốn để thanh toán cho các công trình, dự án lớn, dẫn đến giá trị dởdang, các khoản công nợ của tập đoàn ngày một lớn, vượt quá khả năng của cácđơn vị.

Trong khi đó, lãi suất cho vay của các tổ chức tín dụng lại tăng quá cao,các công trình dự án làm cầm chừng đã khiến cho hiệu quả sản xuất kinh doanhcủa các đơn vị thi công lẫn đầu tư giảm sút rõ rệt.

Bên cạnh đó, theo ông Toàn, sản phẩm mang lại lợi nhuận cao cho tập đoàn nàytrong những năm qua là kinh doanh nhà ở đô thị. Thế nhưng trong 6 tháng đầunăm, do chính sách thắt chặt tiền tệ đã khiến thị trường bất động sản đóngbăng, khiến đầu ra của Tập đoàn cũng gặp lâm vào bế tắc.

Một “ông lớn” khác trong lĩnh vực bất động sản là Tập đoàn Phát triển nhà vàĐô thị (HUD) cũng không tránh khỏi tình trạng khó khăn trên. Tổng giám đốcNguyễn Đăng Nam, cho rằng chưa bao giờ các doanh nghiệp kinh doanh, đầu tưbất động sản lại khó khăn như thời điểm này.

Đại gia địa ốc kêu cứu
Nhiều dự án BĐS phải dở dang vì thiếu vốn (Ảnh minh họa: cafeland.vn)

Đại diện lãnh đạo HUD than phiền, các doanh nghiệp hiện đang chịu tác độngkép bởi những ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế toàn cầu còn chưa chấm dứtthì trong nước lại phải đối mặt với lạm phát tăng cao, chi phí xây dựng biếnđộng, việc huy động vốn vào sản xuất kinh doanh gặp nhiều khó khăn trong bốicảnh chính sách thắt chặt tiền tệ được đưa ra.

“Chỉ sau một thời gian ngân hàng siết chặt tín dụng, áp dụng lãi suất ở mứccao thì ngay lập tức các doanh nghiệp đã bị ảnh hưởng đến chi phí đầu vào,đồng thời kéo theo đó là tình trạng suy giảm, đóng băng của thị trường bấtđộng sản cả nước”, ông Nam nói.

Không những gặp khó về huy động vốn, lãnh đạo Tập đoàn HUD còn than khổ vớinhững vấn đề liên quan đến vấn đề thu tục triển khai các dự án phát triểnnhà ở đô thị.

Theo ông Nam, để triển khai một dự án hiện nay phải mất thời gian quá dài,phức tạp lại còn chịu sự điều tiết của rất nhiều các quy định, quy chế chồngchéo của các bộ, ngành từ đó ảnh hưởng đến tiến độ, giá thành dự án.

“Ngay cả như chương trình phát triển nhà ở xã hội, nhà cho người thu nhậpthấp được Chính phủ chỉ đạo ưu tiên nhưng việc tiếp cận và thu xếp vốn tạinhiều địa phương vẫn gặp nhiều khó khăn, nhiều khoản thu thuế đất, phí dịchvụ được các địa phương áp quá cao, ảnh hưởng đến giá thành nhà thu nhậpthấp”, ông Nam nói.

Trước những khó khăn nói trên, hầu hết các địa phương cũng như lãnh đạo cáctập đoàn, tổng công ty đều thống nhất kiến nghị Chính phủ có những giải phápnhất định theo hướng nới lỏng các chính sách tiền tệ, tạo điều kiện cho cácdoanh nghiệp có cơ hội “ngóc đầu” lên trong những tháng cuối năm.

Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Hồng Quân trấn an, do khó khăn của kinh tế thếgiới, trong nước lạm phát lại tăng cao nên Chính phủ tất yếu phải áp dụngchính sách tài chính, tiền tệ phải thắt chặt, và đương nhiên sẽ có ảnh hưởngít nhiều đến các doanh nghiệp.

“Với tình hình trên, trong 6 tháng cuối năm, chủ trương chung của Chính phủgần như là không có nhiều thay đổi, nhưng điều đó không có nghĩa là không cóđiều chỉnh. Chúng tôi vừa qua đã làm việc với Ngân hàng Nhà nước và họ khẳngđịnh, trong thời gian tới vẫn phải có sự tăng trưởng nói chung, trong đó cótăng trưởng tín dụng bất động sản”, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Quân nói.

Bên cạnh đó, thông tin từ người đứng đầu ngành xây dựng cho hay, sắp tới tíndụng cho từng lĩnh vực, phân khúc cũng sẽ có sự điều chỉnh trên cơ sở có sựphối hợp giữa ngành xây dựng và ngành ngân hàng.

“6 tháng đầu năm nay, sau khi làm việc với ngân hàng, chúng tôi thấy có loạiđáng cho vay lại thắt chặt, có loại cần thắt chặt lại nới lỏng cho vay nênchắc chắn sẽ có sự điều chỉnh”, Bộ trưởng cho hay.

Theo P.V.
Nguoiduatin