Từ thị xã Châu Đốcqua cầu Cồn Tiên là đến khu vực cầu Mương Chà (ấp Hà Bao 2, ĐaPhước, An Phú, An Giang), chúng tôi như lạc vào xứ sở “Ngàn lẻ mộtđêm”. Huyền bí với các cô gái Chăm tha thướt trong chiếc “ao tunic”(áo dài), duyên dáng với chiếc “mượt camay” (nón nữ). Thú vị với cácchàng trai Chăm trong trang phục “ao karung” (áo dài nam), quấn“khanh báy” (xà rông), đội “mượt” (nón, hình ống cụt).

Huyện An Phú có đôngđúc đồng bào Chăm cư ngụ. Đến đây, bạn sẽ không khỏi ngạc nhiên khinhìn thấy thiếu phụ Chăm, choàng khăn “tah co” kín mái tóc và chiếcáo dài trùm kín chân ngồi bán những chiếc bánh màu vàng mỡ gà cóhình dáng lạ lùng. Đó là bánh “ha nàm căn”. Để có bánh này, người tadùng bột mì trộn với hột vịt đánh thật đều tay cùng đường thốt nốt.Bột bánh sẵn sàng, trên bếp lửa cháy đỏ rực là những cái chảo nhômdày, đường kính khoảng 20 cm.

Chảo nóng, phết lớp dầu trước khi chếhỗn hợp bột trên vào, rắc lớp mè rang thơm rồi đậy kín lại bằngchiếc nắp đất nung nhỏ. Khoảng 5 phút sau, bánh chín, xúc chiếc bánhcó hình tròn cỡ lòng bàn tay, chóp nhọn theo núm nắp vung ra mâm.Chỉ với 2.000 đồng/chiếc, cắn, nhai, nghe vỏ bánh giòn nhưng ruộtbánh hơi xốp, dai, mềm của bột, béo của dầu thực vật, ngọt thanh củađường thốt nốt, bùi thơm của những hạt mè rang vàng.

Dân dã bánh Chăm
Bánh “ha nàm căn”  - Ảnh: Phương Kiều 

Cũng với ngần ấytiền, có thể thưởng thức bánh “cô ăm”, được làm bằng bột gạo xaynhuyễn trộn với đường thốt nốt, cho vô chảo đã thoa lớp dầu ăn,nướng như nướng bánh “ha nàm căn”. Trong vòng 5 phút, bánh chín, cómàu trắng, vị ngọt dịu mà không béo.

Thưởng thức bánh Chămdân dã để gợi nhớ thời ấu thơ của mình với những chiếc bánh quê củangười Kinh ở miền Tây Nam Bộ. Bởi vì “ha nàm căn” là bánh bông lan,“cô ăm” là bánh bò nướng. Bánh Chăm dân dã giống bánh của người Kinhnhưng hình dáng có đôi chút khác biệt, đặc biệt là người Chăm sửdụng đường thốt nốt - một đặc sản nổi tiếng của vùng Thất Sơn, chứkhông dùng đường cát trắng.

Theo Phương Kiều
TNO