![]() |
Anh Nguyễn Văn Cương, ở thị
trấn Nhà Bàn, huyện Tịnh Biên - An Giang có hơn 20 năm săn ong rừng bán
mật, cho biết: Từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau là mùa săn ong rừng ở
vùng Bảy Núi. Lúc này thời tiết thuận lợi, cây rừng ra hoa nhiều nên
chất lượng mật ong tốt nhất so với các thời điểm khác trong năm.
|
![]() |
Dụng cụ của người thợ lấy mật
ong rừng rất đơn giản, đó là một bó đuốc gồm lá khô và lá tươi quấn
chung, để khi đốt tạo khói nhiều dễ xua ong bay ra khỏi tổ. |
![]() |
Từ bìa rừng đi đến tổ ong mất
khoảng 45 phút, phải trèo qua các đồi núi hiểm trở. Trong ảnh: Anh Cương
đã phát hiện tổ ong mật nằm trong vách đá. |
![]() |
Ở vùng này chủ yếu có 3 loại
ong cho mật. Ong tầng thường sống trong hang, hốc đá hoặc bọng cây. Ong
ruồi nhỏ con hơn, làm tổ trong các bụi rậm um tùm. Ong mật thì làm tổ
trên cao, nhưng rất hung tợn, một khi tổ bị động, chúng đánh hơi đuổi
người bắt xa hằng mấy trăm mét. |
![]() |
Tổ ong tầng này có chiều dài hơn 1m, cho khoảng 4-5 lít mật ong. |
![]() |
Những người thợ bắt đầu đốt lửa tạo khói để xua ong bay ra khỏi tổ. |
![]() |
Bó đuốc đầy khói được áp sát vào tổ ong. |
![]() |
Ong dần bay ra khỏi tổ, lộ những vùng mật vàng ươm .
|
![]() |
Theo những người thợ lấy mật
ong rừng, muốn gắn bó với cái nghề “ăn cơm dưới đất làm việc trên cây”
này, người săn ong phải gan dạ và nhiều kinh nghiệm, nhất là hiểu rõ đặc
tính của từng loài ong: Mùa nào mật vàng keo, thơm lừng và ngọt lịm thì
mới khai thác, khi nào là thời điểm ong cho nhiều mật và lúc nào phải
ngưng. Nắm và tuân thủ được quy luật đó, người săn ong sẽ không bao giờ
gặp thất bại sau mỗi chuyến mang đồ nghề ra đi", anh Cương nói.
|
![]() |
Theo anh Cương, tổ ong cho mật ở vùng này rất lớn, nhiều tổ có đường kính từ 1-2m, có thể lấy từ 6-8 lít mật.
|
![]() |
Muốn an toàn, người thợ phải
thao tác thật nhanh. Việc hun khói xua ong ra khỏi tổ chỉ thực hiện
trong 5-7 phút. Sau đó thì nhanh chóng lấy mật, nếu không ong quay lại
tấn công, có thể mất mạng.
|
![]() |
Ở vùng Bảy Núi, người thợ săn ong rừng thường chọn ong ruồi, ong tầng lấy mật, vì chúng hiền, lại làm tổ dưới thấp.
|
![]() |
Riêng ong mật thường làm tổ
trên cao, bản tính lại rất hung tợn nên chỉ những người nhiều kinh
nghiệm mới dám săn ong mật. Trước đây, nhiều người đi lấy mật đã bị ong
này tấn công phải bỏ nghề. |
![]() |
Anh Cương và người bạn thân
thiết trong nghề đi săn ong rừng. Họ đã gắn với rừng hơn 20 năm nay và
cũng không biết bao nhiều lần bị ong đốt. |
![]() |
Sau một ngày lội rừng, leo núi, những tổ ong được lấy về nhà.
|
![]() |
Người thợ phải nhanh chóng vắt lấy mật, nếu không sáp sẽ cứng lại, lượng mật bị hao hụt.
|
![]() |
Sau đó, người thợ dùng lưới
thật dày để lọc lấy mật. Bình quân một năm người giỏi như anh Cương
thường lấy được hơn 200 lít mật ong các loại. |
![]() |
Hiện 1 lít mật ong rừng có giá
500.000 đồng nhưng số lượng không đủ đáp ứng. Thường người mua sẽ đặt
cọc trước để đảm bảo mua được đúng mật ong rừng ngay sau khi người thợ
săn về, vì nguồn mật này ngày càng khan hiếm, cũng nhờ đó người thợ giỏi
thu được cả trăm triệu mỗi năm.
|
![]() |
Đối với anh Cương, khai thác
mật ong người thợ không bao giờ được lạm sát ong non. Mỗi lần lấy mật
xong, anh đều sắp xếp lại các tầng sáp để giúp đàn ong tái tạo nhanh
hơn, tuyệt đối không sử dụng ong non để làm món ăn bổ dưỡng. Anh nói:
"Mình yêu rừng, rừng sẽ trả ơn người.
|