Trong giới cầu thủ, hiếm người theo được nghề bình luận viênnhư cựu tiền đạo Thể Công.
Ở nước ngoài, cầu thủ sau khi giải nghệ rất nhiều người trởthành những bình luận viên nổi tiếng. Lợi thế của cầu thủ khi làm bình luận viênchính là họ có một nền tảng chuyên môn vững chắc, khả năng quan sát nhanh và dĩnhiên, có đủ thể lực để có thể bình luận cùng một lúc nhiều trận đấu. Tuy nhiênở Việt Nam, rất hiếm cầu thủ trở thành bình luận viên.
Chuyên môn có thừa nhưngđa số các cầu thủ lại không có khả năng diễn đạt trước ống kính. Cứ nhìn cảnhQuả bóng vàng Thành Lương lần thứ hai nhận danh hiệu cao quý nhưng chỉ nói línhí trong miệng là đủ thấy, để làm được một bình luận viên không phải dễ với bấtcứ cầu thủ nào.
Trong giới bình luận viên, Phương Nam là cái tên không còn mớimẻ bởi dù sao, cựu tiền đạo Thể Công cũng có thâm niên khoảng 3-4 năm nay. Giọngnói không ấm như Quang Huy, ngôn ngữ không tếu như Long Vũ nhưng Phương Nam cũngcó những nét rất riêng không lẫn vào đâu được.
Cái nghiệp bình luận viên đến với Phương Nam cũng rất tình cờ.“Hồi còn làm cầu thủ, bình luận viên Quang Huy hay phỏng vấn, thấy tôi trả lờilưu loát nên mời về cộng tác. Đầu tiên là AFF Cup, sau đó đến giải ngoại hạngAnh, V-League”, Phương Nam tâm sự.
Tình cờ đến với nghề bình luận viên nhưng Phương Nam đã cónhững thần tượng từ rất lâu. Anh đã rất yêu quý và phục các bậc tiền bối đitrước. Từ hồi bé đã thích những bình luận viên kỳ cựu như bác Hoài Sơn, ĐìnhKhải, sau này là Quang Tùng, Quang Huy, Long Vũ.
![]() |
Đặng Phương Nam và vợ. Ảnh: Mai Hương. |
Hồi mới vào nghề, với “vốn liếng” chuyên môn có được sau nhiềunăm chinh chiến, Phương Nam bắt đầu làm quen với nghề viết báo. Anh cộng tác chomột số tờ thể thao, ngòi bút lên hẳn. Khi đó, Nam từng tâm sự, không ngờ mìnhlại yêu thích cái công việc hoàn toàn xa lạ với giới cầu thủ như này đến thế. Cóbố là ông Đặng Gia Mẫn cũng từng một thời là tiền vệ nổi tiếng của các đội Côngnhân Nghĩa Bình và Công nghiệp Hà Nam Ninh. Ông Mẫn sau khi giải nghệ cũng làgiáo viên. Phương Nam học được ở ông rất nhiều về nghiệp vụ sư phạm, yếu tố quantrọng giúp Nam dễ dàng “dấn thân” vào nghiệp bình luận viên.
Phương Nam kể: “Tất nhiên với công việc không phải sở trườngcủa mình nên lần đầu tiên lên sóng bị run lắm. Tuy nhiên khi đã làm việc cùngnhững người chuyên nghiệp, mình bị cuốn theo câu chuyện, chỉ tập trung và việcphân tích tình huống, nên dần thấy tự tin hơn”.
Cùng với Phương Nam, một đồng đội cũ của anh là Như Thuần cũngmới vào nghề. Phương Nam cho rằng, một bình luận viên bóng đá sẽ có lợi thế rấtnhiều khi từng là cầu thủ. Ngoài chuyên môn tốt, nếu khả năng diễn đạt cũng tốt,một cầu thủ hoàn toàn có thể làm một bình luận viên. Tất nhiên không phải aicũng nói tốt, nói hay như bây giờ. Phương Nam kể, thời gian đầu anh bị người xemchê nhiều lắm bởi không có nhiều kinh nghiệm trong công việc hoàn toàn mới này.Tuy nhiên rất may, đa số động viên thôi chứ không quá khắt khe. “Bởi vì có lẽmình cũng là một trong những trường hợp hiếm hoi trong giới cầu thủ lại theođược nghiệp bình luận viên. Người xem có lẽ cũng không quá khắt khe bởi họ cũngđã dành những tình cảm khi mình còn từng chơi bóng”, Phương Nam kể lại hồi đầumới theo nghiệp mới.
“Trước đây quan niệm của nhiều người thường cho rằng cầu thủchỉ biết băm bổ đá bóng, thậm chí là đầu óc ngu si, tứ chi phát triển. Tôi đãquyết tâm theo nghề bình luận viên để mọi người thay đổi tư duy đấy. Cầu thủ cóthể làm mọi thứ nếu có đam mê và chịu khó học hỏi...”, Phương Nam chia sẻ.
Trong lứa thế hệ vàng của bóng đá Việt Nam, Đặng Phương Namkhông nổi như Hồng Sơn, Huỳnh Đức, Hữu Thắng. Tuy nhiên trong khoảng thời giankhoác áo đội tuyển Việt Nam cũng như Thể Công, Phương Nam luôn đặt những dấu mốcquan trọng của mình trên sân cỏ. Giờ thì ngoài đời, Phương Nam đang theo đuổinhững mơ ước lớn, mà không phải cầu thủ nào cũng có thể làm được.
Theo Ngôi Sao