Ngoài những loại hình kinh doanh BĐS quen thuộc như đất ở, căn hộ, biệt thự...,giới đầu tư tại Hà Nội đang đổ xô vào hình thức đầu tư mới: rót tiền vào sởhữu mặt sàn bán lẻ tại các trung tâm thương mại.
Tuy nhiên, kênh đầu tư này không “ngon ăn” như nhiều người nghĩ.
Bánh ngọt hay quả đắng?
Ghi nhận trên thị trường 3 tháng trở lại, không ít gian hàng đã và đangđược chào sang nhượng lại với mức giá chênh thêm từ 1.000-2.000 USD/m², thậmchí một số vị trí đắc địa, giá còn tăng 4.000-5.000 USD/m² so với giá gốc.Trên một số trang rao vặt, có quầy ở tầng 1 của Grand Plaza (đường Trần DuyHưng) được rao ở mức 11.500-12.000 USD/m², hay ki-ốt diện tích xấp xỉ 40m² ởtầng 2 chợ Hàng Da (Hoàn Kiếm) giá gốc 8.300 USD/m² cũng được chào bán vớimức chênh lệch tối thiểu 500 USD/m².
Vì sao mặt bằng bán lẻ trong trung tâm thương mại (TTTM) hút khách (kháchhàng cá nhân chiếm đến 90%)?
Một chủ đầu tư làm phép tính: “Nếu mua dài hạn một gian hàng có diện tíchtrên 30m², giá gốc 6.000 USD/m², số tiền bỏ ra vào khoảng 200.000 USD (tươngđương 3-4 tỷ đồng). Giả sử cho thuê lại mức giá mỗi m²/tháng tầng 1 từ85-100 USD/m², chủ sở hữu sẽ thu về khoảng 2.000-3.000 USD/tháng.
Mức này, cao hơn giá cho thuê một căn hộ chung cư có giá đầu tư ban đầutương tự. Đó là chưa kể giá thuê mặt sàn bán lẻ tại TTTM đều có xu hướngtăng lên qua mỗi năm do nguồn cung, nhất là khu vực trung tâm ngày càng khanhiếm. Do vậy, việc sở hữu sẽ có nhiều ích lợi”.
![]() |
Kênh đầu tư này không “ngon ăn” như nhiều người nghĩ |
Tuy nhiên, không ít người vì tính nhầm mà đã xơi quả đắng. Cuối năm 2009,nghe các “chiến hữu” rỉ tai bỏ vốn mua mặt sàn bán lẻ để sang tay “ăn” chênhlệch từ 450-500 triệu đồng mỗi ô khoảng 30m², chị P.T.H khi ấy đang sở hữumột lô đất ở Văn Phú (Hà Đông) liền bán đi gom thêm tiền nhảy vào TTTM (giáđất lúc đó chưa đến 20 triệu đồng/m²).
Chỉ trong thời gian ngắn, chị đã sở hữu 3 “gian” tại một khu rất hot lúcbấy giờ. Nhưng thời điểm đó, sóng đi qua, bán không được giá mà giữ lại thìchưa kiếm được khách thuê do trung tâm mới đi vào hoạt động, ít khách muasắm. Chị P.T.H chỉ biết ngậm ngùi nhìn giá đất ở Văn Phú tăng từng ngày,hiện đã cao gấp 4 lần giá trước kia trong khi khoản đầu tư của chị ở đây thì...“chết dí”.
Cuộc chơi của các “đại gia”?
Cũng thấy thiên hạ nhắc nhiều đến kênh này, lại thấy chủ đầu tư chào giácó khá mềm (50 triệu đồng/m2), cách đây vài tháng, anh Vũ Văn Phan ở Hà Đôngdự định mua một gian nhỏ cho vợ vào kinh doanh trong TTTM khu vực Văn Khêgần nhà. Đang cân nhắc, anh Phan nhận được lời khuyên từ một số đàn anhtrong lĩnh vực đầu tư bất động sản nên dừng luôn ý định.
Anh Phan phân tích: 50 triệu đồng/m² là cái giá rẻ hơn rất nhiều 1m² đấtliền kề ngay sau khu vực này, bởi đất ở đây 100 triệu đồng/m² chưa thấy aibán. Tuy vậy, sau khi cân nhắc, tôi thấy không phải là giá rẻ khi đây vẫn làkhu mới, ngoại ô.
“Thà rằng mua được ở khu trung tâm, chỗ tốt thì đắt vẫn hơn. Thêm nữa,tiếng là mình sở hữu nhưng không ở, không sửa chữa được; bán hàng gì sau nàycũng phải theo quy định của chủ đầu tư và phải đóng nhiều loại thuế, phíkhác nữa”, anh Phan chia sẻ.
Theo giới kinh doanh, hiện mức giá mua dài hạn tại nhiều nơi đã bị đẩylên khá cao, nếu tính chiết khấu dòng tiền so với giá thuê tại thời điểm thìđã giảm tính hấp dẫn khiến nhiều nhà đầu tư không còn hào hứng.
“Với mức giá như vậy, đầu tư vào loại hình này chủ yếu là các đại gia bỏtiền chẵn, thu tiền lẻ. Coi như mỗi tháng quên đi cũng có một khoản tiền đểsau này “dưỡng già”. Còn nhà đầu tư nhỏ lẻ khó có tiền để mua ôm và theođược”, Ông Phạm Thanh Hưng, Tổng GĐ Công ty Thẩm định giá Thế kỷ nhìn nhận.
Tuy nhiên, cơn sốt đầu tư mặt bằng bán lẻ tại Hà Nội vẫn chưa có dấu hiệudừng. Một loạt nhà phát triển dự án khác vẫn đang gấp rút tìm khách mua buônvà mua lẻ cho các khối đế thương mại của mình. Đơn cử: khu Usilk City quậnHà Đông với 3 tầng đế thông tầng 9 tòa nhà, hay khối đế thương mại 5 tầngcủa 2 tòa nhà căn hộ diện tích trên 60.000m² tại dự án Keangnam HanoiLandmark Tower...
Chuyên gia nghiên cứu và phân tích thị trường Trần Văn Quang khuyên: Trước khi có ý định đầu tư lâu dài vào TTTM, nhà đầu tư cá nhân cần tìm hiểu cách thức, năng lực, kỹ thuật quản lý TTTM của chủ đầu tư (kế hoạch kinh doanh, vận hành...). Vấn đề cốt lõi là làm sao để TTTM đó hút được khách đến mua hàng. Có vậy mới hy vọng cho thuê lại giá cao. |
Theo Thành Dũng
Tiền Phong