Vào ngày mùng 6 tết hàng năm, đi chợ đánh nhau để cầu may được xem là tục lệ baođời của người dân xã Đông Hoàng, huyện Đông Sơn (Thanh Hóa) có nhiều điều khóhiểu...
Chợ Chuộng, nằm ven sông Hoàng,giáp ranh ba xã gồm: Dân Lý (Triệu Sơn), Thiệu Lý (Thiệu Hóa) và Đông Hoàng (ĐôngSơn). Tương truyền trong dân gian rằng, chợ Chuộng có từ thời vua Lê, khi nhàvua qua vùng này thì bị quân thù đuổi đánh.
Để che mắt quân địch, nhà vua đãtổ chức dân làng họp chợ, chỉ huy quân lính lên bờ giúp dân dựng chợ, sinh hoạtcùng dân làng trong thời gian dài. Người dân đã giúp nhà vua và binh lính lươngthảo cho việc tác chiến dài ngày với quân địch.
Giai thoại được truyền từ đời nàyqua đời khác, người dân trong vùng cứ đến ngày mùng 6 tháng Giêng lại về đây họpchợ. Vui xuân, nam thanh nữ tú ở các làng có dịp gặp nhau.
Để cho mùa vụ bội thu, gia đình khỏe mạnh, đa phần những người tới chợ đều cómong muốn được “chạm trán” bằng những quả "cà chua đỏ" ẩu vào cơ thể, đó là tínhiệu vui cho một năm mới an bình.
Nhiều người đi làm ăn xa, có thùoán với nhau cũng hẹn ngày chợ Chuộng để giải quyết. Nhưng, cũng chính từ tục lệ“Bỏ con bỏ cháu, chứ mùng sáu không bỏ chợ Chuộng” kéo theo đó là những trậnđánh nhau gây thương tích đã thêu dệt cho chợ Chuộng những hình ảnh khác thường.Thời gian họp chợ chỉ kéo dài từ mờ sáng đến trước 12 giờ là vãn chợ.
Theo PLXH