Để Quy hoạch điện VII được thành công, ngoàiviệc tăng cường huy động vốn thông qua phát hành trái phiếu, phát triển các tậpđoàn… thì giá bán điện phải bảo đảm thu hồi được chi phí và có mức lợi nhuận hợplý (thành phần đầu tư tái sản xuất mở rộng) nhằm bảo đảm các doanh nghiệp ngànhđiện tự chủ được về tài chính.
Đó là ý kiến của Thứ trưởng Bộ Công Thương Hoàng Quốc Vượng đưa ra tại buổiCông bố Quyết định của Thủ tướng về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển điện lựcquốc gia giai đoạn 2011 - 2020 có xét đến năm 2030 (Quy hoạch điện 7), vừadiễn ra chiều qua (3/8).
- Xin ông cho biết tình hình tài chính của Tập đoàn điện lực ViệtNam (EVN) trong thời gian vừa qua?
-Theo số liệu sơ bộ về sản xuất kinh doanh của EVN, trong năm 2010 Tậpđoàn này đã lỗ 8.185 tỷ đồng và 6 tháng đầu năm 2011 cũng lỗ gần 3.500 tỷđồng. Ngoài ra, hiện nay tổng số tiền mà EVN đang nợ Tập đoàn than khoángsản Việt Nam, Tập đoàn dầu khí Việt Nam lên tới gần 10.000 tỷ đồng.
Với những con số này, chúng ta có thể thấy với giá điện như vậy thì hiệntình hình kinh doanh của EVN cũng như các đơn vị hoạt động trong lĩnh vựcđiện năng đang rất khó khăn.
- Theo ông nói, hiện EVN đang nợ khoảng 10 nghìn tỷ đồng, vậy để giúpcho EVN có vốn trả nợ thì từ giờ đến cuối năm có hay không việc tănggiá điện?
-EVN nợ 10 nghìn tỷ đồng là tiền điện, hiện nay chúng ta đều biết giáđiện đang áp dụng là giá điện đó chưa đủ để EVN hoạt động có lãi.
Vì vậy định hướng trong Quy hoạch điện VII của Chính phủ vừa đưa racũng có nêu, làm sao đến năm 2020 giá điện trong nước sẽ tiến tới là8-9 cent/kwh, thay vì 6 cent/kwh (tương đương 1.242 đồng/kwh) như hiện nay.Tuy nhiên, thời điểm điều chỉnh giá sẽ tùy thuộc vào nền kinh tế đểmang lại hiệu quả chung cho toàn xã hội và đời sống nhân dân.
![]() |
Thứ trưởng Bộ Công Thương Hoàng Quốc Vượng (Ảnh: Hoàng Lan) |
- Có chuyên gia cho rằng, với mức tăng 15,28% vừa qua, ngành điện đã lãitới 18%. Vậy xin Thứ trưởng xác nhận tính chính xác về mức lãi này?
-Tôi cho rằng thông tin này không chính xác, nếu lãi cao như thế thì EVN đã trảđược gần hết nợ rồi.
- Quay về Quy hoạch điện VII, xin ông cho biết trong Quy hoạch vừađược Chính phủ ban hành này, các dự án điện sẽ do thành phần nàochịu trách nhiệm và EVN chủ trì bao nhiêu % trong việc này?
-Trong thời gian từ nay đến năm 2020, chúng ta đã xác định được các chủđầu tư trong đó có nhiều dự án do EVN đầu tư và không ít các dự ánkhác do những Tập đoàn kinh tế nhà nước như Tập đoàn dầu khí, Tậpđoàn than khoáng sản…
Còn đối với các nhà đầu tư tư nhân dù có tiếng, nhưng khi thực hiện các dự ánnhiệt điện lên đến hàng tỷ đôla thì gặp rất nhiều khó khăn và bị chậm tiến độ.
Hiện EVN đang đầu tư 39 dự án với quy mô 27.000MW và thời gian tới sẽ tiếp tụcđầu tư các dự án lớn. Các tập đoàn Than, Điện, Dầu khí vẫn phải gánh trách nhiệmchính trong việc đầu tư điện.
Đầu tư tư nhân vào điện đang được rất khuyến khích và nhiều nhà đầu tư tư nhântích cực làm thủy điện nhỏ, vì họ kỳ vọng vào lãi thu lớn mà vốn bỏ ra lại thấp,chỉ khoảng 10 triệu USD cho mỗi dự án.
Tuy nhiên, khi họ triển khai, đã nổi lên một số vấn đề cần nghiên cứu lại. Cónhiều dự án thủy điện nhỏ vừa qua, cung cấp điện không nhiều nhưng tính cả lưới,truyền tải thì suất đầu tư lại rất cao. Một số nhà máy thủy điện nhỏ lại gâyngập lụt, ảnh hưởng môi trường.
Vì vậy, trong quy hoạch VII, Bộ sẽ rà soát kỹ về thủy điện nhỏ làm sao để vẫnkhai thác được tiềm năng thủy điện, khai thác hiệu quả mà không ảnh hưởng đếnmôi trường.
- Được biết, Quy hoạch điện VI đã chậm tiến độ rất nhiều do khâugiải phóng mặt bằng và phần thực hiện chỉ đạt được 50- 60%. Vậy khitiến hành Quy hoạch VII thì chúng ta sẽ phải kế thừa bao nhiêu dự áncòn lại, thưa ông?
-Đây là vấn đề khó khăn không chỉ đầu tư các dự án đối với ngành điện màcòn khó khăn đối với tất cả các dự án đầu tư khác thuộc về cơ sở hạ tầng. Chínhvì vậy, trong Quy hoạch lần này Thủ tướng đã yêu cầu tất cả địa phươngphải dành quỹ đất cho các dự án điện được đưa vào Quy hoạch điện 7.
Hy vọng, thời gian tới, với sự phối hợp chặt chẽ giữa EVN, các Tập đoàn hoạtđộng trong ngành điện lực và các địa phương thì vấn đề giải phóng mặt bằng sẽđược thực hiện nhanh chóng.
Ngoài việc giải phóng mặt bằng, để huy động nguồn vốn cho đầu tư vào Quy hoạchđiện 7 thành công, Chính phủ cũng đưa ra nhiều giải pháp thực hiện.
Trong đó, ngoài việc tăng cường huy động vốn thông qua phát hành trái phiếu,phát triển các tập đoàn, tổng công ty hoạt động trong ngành điện có tín nhiệmtài chính cao, tăng cường thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)…thì việcđiều chỉnh giá điện là rất cần thiết để làm sao bù đắp được chi phí đầu tư vàlợi nhuận hợp lý để các nhà đầu tư có thể đầu tư vào các dự án điện.
- Xin cảm ơn ông!
Theo Minh Hường
VnMedia