Công ty được giao trách nhiệmthiết kế lưới mới để bắt Rùa hồ Gươm, Hà Nội, đề nghị dùng lưới chuyên dùng đánhbắt cá ngừ để rước cụ Rùa lên cạn trị thương.
Sáng nay, đội dẫn dắt rùa hồ Gươmđã họp bàn phương án làm lưới mới thay cho tấm lưới bị rách. Mảng rách to trênlưới chính là nơi Rùa phi thân lao ra ngoài trong cuộc vây bắt rùa hồ Gươm khôngthành.
Lưới mới để dẫn dắt rùa hồ Gươmđược thành phố giao cho Tập đoàn thương mại KAT thiết kế. “Nếu dùng lưới bắt cángừ đại dương, đảm bảo cụ Rùa không thể đục thủng trong bất kỳ tình huống nào”,ông Nguyễn Ngọc Khôi, giám đốc KAT nhận định.
![]() |
Tấm lưới bắt cụ Rùa hôm 8/3 được cho là không đảm bảo chất lượng. Ảnh: Hoàng Hà. |
Cá ngừ đại dương là loài cácó kích thước và trọng lượng rất lớn. Theo wikipedia, chiều dài của cá ngừcon lớn có thể lên đến 4,5 mét, con nhỏ khoảng 0,5 mét.
Về tấm lưới mới, ông Khôi tiếtlộ: “Tấm lưới mới có túi dài 20m, chiều rộng miệng túi là 3m và chiều cao 4m.Lưới có 2 lớp để đảm bảo không bị đục thủng, lớp ngoài thưa, lớp trong dày hơn,chiều dài của lưới do thành phố quyết định, đáy túi sẽ hở đến khi bắt rùa sẽthắt lại".
Dự kiến cần khoảng 3 đến 4 ngàyđể hoàn thành chiếc lưới.
Ông Nguyễn Viết Vĩnh, chuyên giathủy sản đưa ra giải pháp dùng thêm lưới thép B40 để quây vòng bên ngoài. "Nhưvậy nếu Rùa thoát qua lưới thường cũng không thể sổng qua khỏi tấm lưới B40”.
Trong khi đó, ông Nguyễn Viết Để,chi cục Trưởng Chi cục Thủy sản Hà Nội đề xuất nên dùng lưới cũ vá lại để bắtrùa hồ Gươm. Trao đổi với PV, ông Để nói: “Đây mới chỉ là một hướng, chưa cóthông tin cụ thể, các bên đang họp bàn để đưa ra quyết định”.
Ngoài ra, ông Đề còn đưa raphương án tận dụng tấm lưới khác mà chi cục đang có sẵn nhưng chưa đưa vào sửdụng. “Đó đều là đề xuất, còn phải chờ thành phố quyết định".
Giáo sư Mai Đình Yên, Phó Chủtịch Hội Sinh thái Học Việt Nam cho rằng: “Nếu không có kinh phí thì nên tận dụnglưới cũ, còn nếu có kinh phí thì dùng lưới mới”.
Theo Hương Thu
Vnexpres