Tôi 31 tuổi, kết hôn đã ba năm. Cuộc hôn nhân không ồn ào, cũng chẳng quá bi kịch, chỉ là đều đều và cạn khô như một con sông không nguồn. Chồng tôi là người tử tế, chăm chỉ, có trách nhiệm nhưng cũng chỉ thế thôi. Không lãng mạn, không tâm lý, và từ lâu rồi, không còn để ý xem tôi buồn hay vui. Sau hai năm chung sống không có con, anh bắt đầu lảng tránh tôi như thể sự vô sinh là lỗi của riêng tôi.

Tôi âm thầm đi khám, và khi bác sĩ nói tôi cần phẫu thuật để loại bỏ một khối u lành tính trong tử cung, tôi đã không nói với anh một lời nào. Tôi chọn tự làm mọi thứ một mình.

Ngày phẫu thuật, tôi đến bệnh viện từ sáng sớm. Khi bước vào phòng mổ, nhìn thấy người bác sĩ đứng ở đó, tay đang đeo găng, ánh mắt lướt qua tờ hồ sơ bệnh nhân, tim tôi như ngừng đập.

Anh. Người yêu cũ của tôi.

Chúng tôi từng yêu nhau tha thiết suốt quãng đời đại học. Anh học giỏi, đẹp trai, ấm áp và đầy hoài bão. Nhưng rồi gia đình anh phản đối, muốn anh đi du học, còn tôi - một cô gái tỉnh lẻ nghèo chẳng có gì ngoài một trái tim yêu. Cuộc chia tay đó, tôi tưởng đã chôn vùi rồi, nhưng không ngờ lại gặp anh ở nơi lạnh lẽo nhất, chính là phòng mổ.

Đến bệnh viện để phẫu thuật phụ khoa nhưng bác sĩ lại là bạn trai cũ anh ấy nói câu này khiến trái tim tôi run rẩy trong lồng ngực
Ảnh minh họa

Anh nhìn tôi, ánh mắt có chút sững sờ, rồi rất nhanh lấy lại vẻ chuyên nghiệp. “Nằm xuống đi, đừng lo. Tôi sẽ chăm sóc tốt cho em.” Giọng anh bình tĩnh, nhẹ nhàng như ngày xưa.

Tôi nằm xuống, nước mắt chảy ngược vào lòng. Không phải vì đau, mà vì trái tim tôi lần đầu tiên trong nhiều năm lại run rẩy đến vậy.

Ca mổ thành công. Khi tỉnh lại, anh đã rời đi. Nhưng đầu giường có một hộp cháo còn ấm, và một mảnh giấy: “Lần trước anh rời đi là vì không đủ dũng khí. Lần này, anh chỉ mong em khỏe mạnh, sống tự do và hạnh phúc dù là với ai.”

Tôi lặng lẽ cầm mảnh giấy, lòng dâng lên một cảm xúc khó tả. Tôi không còn là cô gái năm xưa nữa, anh cũng không còn là chàng trai mơ mộng ấy. Chúng tôi đã đi qua tổn thương, đã từng là tất cả, và giờ chỉ là hai người trưởng thành gặp lại nhau đúng lúc không ngờ nhất.

Nhìn hộp cháo, tôi nhớ lại bữa tối qua: chồng tôi ngồi ăn một mình, chẳng hỏi tôi ăn gì, cũng không hay tôi đã mất ngủ vì lo lắng. Anh chẳng hề biết hôm nay vợ mình bước vào phòng mổ. Trái tim tôi chùng xuống. Có chút tiếc nuối, có chút xốn xang, nhưng tôi biết… mình không còn là người phụ nữ có thể sống bằng cảm xúc nữa.

Lấy chồng rồi, thì phải theo chồng. Dù trái tim có run rẩy, cũng phải tự trấn an rằng quá khứ chỉ là quá khứ.

Nhưng đêm hôm ấy, nằm trong phòng bệnh, tôi không ngủ được. Trong giấc mơ chập chờn, tôi thấy mình đứng giữa hai ngã rẽ: một lối cũ, ấm áp và đầy tiếc nuối. Một lối mới, mờ mịt nhưng đúng vai trò.

Theo Thương Trường