Nếu ai đó thíchthưởng thức món ăn ngon trong không khí "liêu trai", rùng rợn thì cóthể ghé qua “quán cơm âm phủ” ở Đông Hà, Quảng Trị…

Xin nói ngay luôn,quán này nằm ở 56 Phan Chu Trinh. Khi lần đầu ghé qua đây, tôi bấtchợt giật mình, trước kiểu bài trí ma quái của nơi này. Dưới cáibiển hiệu là ánh sáng lờ mờ của hàng chục đĩa đèn cháy lèo xèo,quanh phòng ăn lúc nào cũng chập chờn thứ ánh sáng rất "ma quái".Bàn ghế, bát đĩa, đũa thìa đều thực thực, mơ mơ. Chủ quán tỏ ra rấtkhéo chọn những đồ dùng hợp với phong cách "âm ti". Nhiều khách khibước vào tới bàn ăn rồi ngồi xuống cũng vẫn còn ngại ngần...

Đến Quảng Trị ăn cơm

Đến quán cơm Âm Phủ, thực khách có thể tìm thấy những món ăn thấm đẫm tình quê (Ảnh: Nguyễn Quang)

Vừa ăn vừa ngắm

Cách bàì trí ở quánlàm cho người thuộc loại "to gan lớn mật" như tôi cũng bắt đầu rợntóc gáy. Đến đây lần đầu chắc ai đó cũng có cảm giác như tôi, thếmới ấn tượng và để cho ta một lần thưởng thức phải nhớ suốt đời.

Ngoài phố thì sángchoang đèn điện, thế mà trong quán chỉ dùng nến với đèn mỡ cổ xưa,chỗ nào cùng thấy chập chờn tối, sáng ẩn hiện. Những chiếc bàn gỗlâu đời đen bóng, còn mấy cái bát sành cổ xưa tái hiện mờ ảo, nhữngniêu đất nấu cơm, kho cá đầy muội tro, than bếp đen nhẻm còn bám cảtrấu.

Nhưng bụng đói rồi,ăn đã. Tôi giật mình trước hương vị đồng quê của niêu cá kho tương,thoảng mùi lá ổi, nõn vối, đọt sung mới thấm đẫm nắng mưa, giốnghương vị quê tôi làm sao. Bát cơm lúa trời, hạt săn lại, cong lên,bám vào thành bát, tỏa một mùi hương quyến rũ nghe như có cái sóngnước mênh mông của Đồng Tháp Mười. Bát canh chua tổng hợp, nửa Namnửa Bắc, có cái chua của khế, có cái đăng đắng của đọt bông súng, cókhe khé của húng ngổ và mùi bông dừa đỏ quấn vào nhau như mời, nhưgọi, như đưa ta về những năm 40 của thế kỷ trước.

Ngược dòng thờigian

Khung cảnh, đồ đạctrong quán thì "rêu phong" lắm lắm. Nó cổ hơn cả cổ, và xưa hơn cảxưa. Trên chiếc bàn gỗ vẹt góc là mâm gỗ tiện tròn, và cả nhữngchiếc mâm quấn bằng nứa gắn sơn ta. Bên cạnh là các chiếc phạng, nắpto hơn cả thân, bát chủm da lươn đựng muối ớt, và những chiếc rế trebắc nồi, những đôi đũa tre đã mòn vẹt đi một bên, in rõ cả... dấunhững ngón tay cầm.

Tất cả đưa tôi trở vềvới thời gian xưa cũ cách đây già nửa thế kỷ. Bưng bát cơm, thò đũavào nhón miếng cá trê kho ngậy vàng hay chú rô đồng mềm quánh, màdẻo như kẹo trên đầu đũa rung rinh, tôi chợt bồi hồi khó tả.

Đến Quảng Trị ăn cơm Đến Quảng Trị ăn cơm
Bí non luộc  - Nộm khế dân dã mà ngon

Quán cơm 3 đời

Được biết quán cơm Âmphủ đã có từ ba đời nay, do ông cụ tên là Ca làm chủ quán đầu tiên.

Hiện quán cơm Âm phủcó một nhà hàng chi nhánh tại Huế. Mỗi ngày quán bán ra khoảng trênba trăm suất cơm rất quê hương, rất ấn tượng và cũng rất là "âmphủ".

Thả mình xuống chiếcghế mộc mạc trong quán, ta như được quay ngược thời gian, trở về vớimột thuở cơm chăm, mắm chườm, nằm ổ rơm và nghe tiếng ru hời của mẹ.

Những cảm giác ấykhiến ta mỗi khi đi xa thì nhớ, mỗi khi về lại thương, dọc đườnghành trình xuôi Bắc - Nam, hay ngược Nam - Bắc, đều phải tự nhắclòng ghé thăm. Biết rằng chỉ mỗi khi đêm xuống, quán cơm Âm Phủ mớithật là âm phủ và cũng là thời gian đông khách nhất.

Đến nay, quán Âm Phủvẫn là cái tên độc đáo sống qua nhiều thế hệ chủ quán, khách hàng. ỞHuế cũng có một Âm Phủ như vậy. Tính đến nay, quán Âm Phủ đã tồn tạihơn 100 năm, nổi tiếng khắp trong và ngoài nước. Dù trải qua baothăng trầm, song nó vẫn giữ được nét cổ kính, huyền ảo như thuở banđầu. Ở Huế, người ta ghé quán Âm Phủ để tìm lại nhiều ký ức của Huếxưa.

Quán Âm Phủ tại Huếnằm ở số nhà 35 đường Nguyễn Thái Học, gần ngã tư cắt đường BàTriệu. Lúc trước, quán mở cửa từ 23g đến 5g sáng hôm sau. Đến đây,xin giải thích một chút về nguồn gốc của cái tên Âm Phủ lạ lùng này.Quán vốn mọc lên từ  vùng đất sát khu đồng không mông quạnh, heohút, vắng người thuộc vùng xóm Chuối, đầy gái làng chơi lai vãng.Trước đây, nó có tên là quán Đất Mới, sau đổi tên thành Âm Phủ. Cóngười kể lại rằng, mỗi khi có tội nhân sắp bị xử chém tại pháptrường An Hòa, cai ngục sẽ ban cho kẻ tử tù bữa cơm cuối cùng tạiquán Âm Phủ.

Ngày ấy quán Âm Phủkhá lụp xụp. Thực khách ngồi ăn trên những đòn gỗ thấp bé, bên ánhđèn dầu chập chờn leo lét. Xung quanh trống trải, nhìn thấy bóngngười đi lại dáng dấp tù mù như ma. Có người bảo, cái tên Âm Phủ rađời theo bối cảnh như thế.

Theo NguyễnQuang
Đến Quảng Trị ăn cơm