"Thông thường khi đi du lịchngười ta hay muốn xâm nhập vào cuộc sống của người dân bản địa và cách tốt nhấtlà đến các khu chợ hoặc các trung tâm thương mại. Ở các nước Ả Rập thì nơi đángđến nhất ngoài các công trình kiến trúc, đền đài lăng tẩm chính là các khu chợbazar luôn luôn nhộn nhịp kẻ qua người lại."
Bazar không hẳn là một cái chợ kiểu như ở Việt Nam mà thường là cả một khuthương mại gồm nhiều dãy phố, ngõ ngách với hàng trăm cửa hàng buôn bán, xưởngthủ công, khu bán rau quả thực phẩm, na ná như khu phố cổ ở Hà Nội. Tại thủ đôCairo của Ai Cập, đất nước có nền văn minh lâu đời nhất nhân loại, có rất nhiềuchợ bazar, nhưng nổi tiếng nhất có lẽ là Khan-El-Khalili Bazar.
![]() |
Khan-El-Khalili Bazar không nhữnglà bazar lớn nhất của thủ đô Cairo mà còn của thế giới Ả Rập. Được thành lập năm1382 bởi Quốc vương Djaharks el-Khalili và được mang chính tên của ông, ban đầuchỉ là một nhà kho lớn (vẫn còn lại đến ngày nay), nhưng dần dần mở rộng thànhkhu chợ lớn và phát triển như ngày nay. Thuở đầu những ngóc ngách nhỏ được lấytheo tên hàng hóa hay các ngành nghề thủ công cũng giống như Hà Nội. Ngày naymột số ngõ nhỏ ấy vẫn còn mang tên như hàng sắt, hàng bạc, hàng đồng...
|
Thăm chợ Khan-El-Khalili Bazar làđiều không thể thiếu khi đến Cairo. Trong những ngõ ngách chằng chịt tại đây sansát các cửa hàng. Nào thì các cửa hàng bán quần áo, thảm len, hương liệu, đồ da,lưu niệm cho du khách và tất nhiên không thiếu các cửa hàng sang trọng bán vàngvà đồ trang sức. Các khu bán rau quả thực phẩm có không khí vui tươi và rất nhộnnhịp. Tại đây người ta có thể gặp những phụ nữ đội thúng mủng nặng trĩu trên đầumà hai tay vẫn thoăn thoắt đếm tiền trả tiền, hay những em bé vẫn còn bé xíunhưng cũng phải đội hàng ra chợ bán kiếm tiền giúp cha mẹ.
Chúng tôi gặp được một bé traichừng 8, 9 tuổi, trên đầu đội một lồng bánh mì còn nóng hổi. Chắc hẳn em bé đãcó "thâm niên" bán hàng nên mới khéo léo luồn lách với lồng bánh cồng kềnh trênđầu giữa đám đông người và xe chen chúc. Đường phố trên khu phố cổ ở Hà Nội đãtương đối chật hẹp, nhưng so với khu chợ bazar này của Cairo thì vẫn còn rộngrãi chán. Cả một cộng đồng không biết bao nhiêu con người sống và làm việc trongkhu vực này. Cảnh người nườm nượp qua lại, những chiếc ô tô tải nhẹ, xe con, xekéo tay cùng người đi bộ phải tránh nhau thấy cuộc sống của họ ở đây còn nhiềuvất vả.
Mặc dù ngày nay bazar là tụ điểm để khách du lịch tới thăm, nhưng lượng hàng bánra phần lớn vẫn cho dân bản địa. Và đến đây người ta được chiêm ngưỡng cảnh cácđại gia đình cùng nhau đi mua sắm thật hạnh phúc. Thường thì đàn ông bán hàng vàphụ nữ đi mua hàng. Có thể gặp những phụ nữ chùm kín mít từ đầu đến chân tuyềnmột màu đen chỉ hở đúng hai con mắt, nhưng người ta cũng gặp những phụ nữ ăn mặchiện đại theo lối phương Tây, trang sức đầy người.
![]() |
Nhiều người trong số họ ăn mặcsang trọng, là dân đạo Hồi giàu có từ các nước lân cận sang du lịch và mua sắm.Người ta cũng được thấy phu khuân vác è cổ kéo hàng, những trẻ em bán nước (càphê, trà) rong hay những người bán khoai nướng rong trên phố. Và cũng thấy nhiềutrẻ em mặc đồng phục tung tăng tan trường cũng giống như bao nơi khác trên thếgiới.
Trong bazar có nhiều nhà thờ, rải khắp nơi để lúc nào cũng có thể thấy nhữngngười đàn ông mặc áo dài Galabeya vừa từ một nhà thờ đi ra hay đang trên dườngđến đó. Hàng ngày có 5 lần cần cầu nguyện chính trong các nhà thờ Hồi giáo,nhưng có thể vào nhà thờ bất kì lúc nào để cầu nguyện.
Đi chợ bazar ở Cairo vui nhất là được tiếp xúc trực tiếp với dân địa phương vànhững người bán hàng. Đa phần họ rất vui vẻ và thân thiện. Biết chúng tôi là dukhách, cũng như ở bất cứ bazar nào họ cũng mời chào, hỏi những câu đại loại nhưtừ đâu đến rồi đoán mò là từ Trung Quốc, Nhật Bản hay Hàn Quốc. Nhưng rất ítngười đoán trúng, có lẽ du khách người Việt còn thưa người tới đây. Khi đượcbiết là người Việt Nam thì phần lớn người có tuổi đều ồ lên thích thú và có phầnkhâm phục, có lẽ chiến thắng Đế quốc Mỹ vẫn là sự kiện lừng danh nhất thế giớicủa Việt Nam, mặc dù cuộc chiến đã kết thúc từ 35 năm nay.
Khác hẳn với người các quốc gia Hồi giáo khác, người Ai Cập cực kỳ thích chụpảnh và thích được chụp ảnh. Họ tự nhiên diễn cho chúng tôi thỏa sức bấm máy. Từanh bán nước trà rong cho đến chủ các cửa hàng đều rất khoái chí và còn đòi chụpchung với chúng tôi. Chỉ hai chúng tôi trên phố cầm máy ảnh mà làm náo loạn cảkhu phố vì ai cũng muốn được chụp một tấm riêng, rồi rủ thêm người chụp chung,lại muốn xem luôn ảnh trên máy nữa. Cười vui đến gần rách miệng!
![]() |
Một điều nhất thiết nên biết ởcác chợ bazar là phải biết mặc cả, vâng, phải mặc cả thật lực. Dù chuyện trò vuivẻ nhưng họ luôn thách giá rất cao, thường gất từ 2 - 5 lần, thậm chí cả chụclần.
Trong Khan-El-Khalili Bazar còn có nhiều nhà hàng, quán cà phê hay quán nước hoaquả để người chơi chợ hay những người bán hàng ghé qua. Quán cà phê là nơi ưathích của dân địa phương. Tại đây vừa có thể nhâm nhi cà phê vừa có thể hútshisha và ngắm người qua lại trên phố. Trong lúc lượn lờ ở Khan-El-Khalili Bazarchúng tôi vui chân bước vào một quán bán sinh tố. Quán bé nhưng rất đông khách,đa phần mọi người đứng uống vì chỉ có vài chiếc ghế. Sinh tố ở đây vừa rẻ vừangon và những ngày sau chúng tôi đều ghé qua đây để uống một lèo nào là nước ổi,nước xoài thơm phức, sinh tố chuối ngọt lừ, cam ép mát lịm.
Lang thang trên các ngõ phố thể nào bạn cũng lạc vào một trong những ngõ cụt,nơi có những xưởng thủ công và sẽ được tận mắt xem thợ kim hoàn làm đồ trangsức, thợ dệt thảm mải miết bên những khung căng thảm, hay những dây phơi len đủmàu của thợ nhuộ, Bazar Khan El Khalili như một thế giới thu nhỏ của thủ đôCairo.
Theo Trung Công
Tư vấn và tiêu dùng