Đăng lượm cục đất, ném xuốngmặt kênh. Vầng trăng tháng Tám dúm dó đau thương như gương mặt ba nó những ngàycuối đời

>>
>>
>>
>>

Ăn cơm chiều xong, thằng Đăng tắmrửa, kỳ cọ rồi thay quần tây xanh, sơ-mi trắng. Chiếc áo hơi ngả màu cháo lòngnhưng vẫn sạch sẽ, chỉnh tề. Bà nội lục trong túi cho nó hai nghìn đồng và dặnnếu khát, mua nước mía uống. Nó vâng dạ rồi một mình tung tăng trên con đê. Vàichiếc xe gắn máy chạy qua nhưng khi nó xin đi nhờ, họ đều lắc đầu từ chối. Nólại tung chân sáo đi tiếp. Chợt có chiếc xe đạp trờ qua rồi thắng gấp, người đànông trên xe ngoái lại:

Thằng Đăng đó hả? Đi đâu, lên chúTư chở cho!

Nó nhìn cái chân khập khiễng củachú Tư rồi nói:

Chú để con chở cho!

Coi vậy chớ tao chở hai đứa nhưmày cũng nhẹ re à. - Chú Tư cười hà hà.

Chiếc xe đạp cót két trên đê. ChúTư nói một mình:

Vái ông trời đừng mưa để tụi nhỏchơi trung thu cho vui. Năm ngoái trời mưa làm tụi nhỏ mất hứng luôn.

Hồi nhỏ chú Tư có chơi trung thukhông?. Thằng Đăng bắt chuyện.

Có!

Chú thích đèn con cá hay ngôisao?

Con gì cũng thích nhưng có đâu màchơi! Bà già mua cho mấy khúc đèn cầy, cắm vô mủng dừa, vừa đi vừa che sợ giótắt.

Thằng Đăng nhìn chân bên phảibằng khúc cây, bàn chân vuông lấm bùn ló ra khỏi ống quần màu phân ngựa cũ kĩcủa chú Tư, nói:

Chú bị thương ở đâu vậy?

Đi bộ đội ở Campuchia mất khúcchân. À, con lên xã rước đèn trung thu phải không?

Thằng Đăng sờ túi áo, nơi nó cấtkỹ lá thư mà chị Thúy, bí thư xã đoàn ký mời nó đi dự, nghe nói có phát đèn vớibánh trung thu.

Dạ con có thư của xã mời ạ!

Ừ, vậy là đi chung đường với chú,chú cũng đi nhận quà giùm thằng Nu nhà chú. Phải nó không tật nguyền, chú dẫn nóđi cho vui.

Hai chú cháu đèo nhau, rủ rỉchuyện trò, tới chỗ rước đèn lúc nào không hay.

Đi về phía trăng lên
Ảnh minh họa. Nguồn Internet

Sân khấuđược bày ra trịnh trọng, có bàn thờ Tổquốc và ảnh Bác Hồ. Phòng sân khấu dánhình trăng rằm, xung quanh có nhiều ngôisao. Thằng Đăng cảm ơn chú Tư rồi chạynhanh vào sân. Đội trống mặc đồng phụctrắng, đội ca-lô trắng đứng một góc sântrường. Mấy ca sĩ nhí trang điểm cầu kì,mà hồng như bánh cam, môi đỏ, mắt lấplánh kim tuyến. Kẻ áo dài, người áo đầm,chẳng dám uống nước, ăn kem vì sợ lemson phấn.

Thằng Đăng đem thư mời đưa thầy,thầy giáo bảo nó xuống hàng ghế trước sân khấu ngồi, giữ thư để chút nữa nhậnlồng đèn. Nó xuống hàng ghế thứ hai, ngồi gần để xem văn nghẹ. An tọa được chừngmười phút, nó thấy một phụ huynh đến kéo tay con bà ta đi. Rồi hai, ba,bốn...mỗi người nhìn nó bằng cái nhìn soi mói mà cả năm nay nó quen hứng chịu.

Lũ trẻ trang lứa đứng túm tụm đùa giỡn với nhau, nó muốn lắm nhưng chẳng dám tớigần vì nó biết, chẳng ai dám chơi với nó. Nó cắn môi, xòe lá thư ra trước mặt.Lá thư đã đọc kĩ mấy ngày nay rồi nhưng bây giờ nó vẫn cố đọc lại. Nó được mờihẳn hoi cơ mà! Nó thấy nóng mặt vì xung quanh nhiều cặp mắt chĩa vào nó như cốtìm ra một loại vi-rút đáng sợ. Nó đứng lên, bước ra ngoài.

Năm ngoái mẹ nó mất, vài hôm saunó ôm cặp tới trường, cứ ngỡ bạn bè sẽ bao quanh nó mà an ủi động viên. Thếnhưng khi vừa bước vào lớp, cả đám bạn bè hốt hoảng ôm cặp chạy tuốt ra ngoài,có đứa còn ác hơn kêu lên: "Chạy mau để HIV lây qua mình". Nó gục đầu lên tranggiấy có dòng chữ của mẹ nó: "Xin đừng xa lánh con trai tôi" mà khóc rưng rức.

Mẹ nó là một cô thôn nữ có nhansắc, người ta nói nó giống mẹ đôi mắt ướt và trữ tình. Mới ngoài ba mươi mẹ nómất. Nghe nói hồi đó ba nó lên Sài Gòn học nghề hớt tóc cũng đào hoa, trăng gióvới nhiều cô gái lạ rồi mới về quê cưới mẹ nó. Một thời gian sau, mẹ nó có cănbệnh lạ, đau nhức khắp người cảm sốt thường xuyên, sức khỏe yếu dần rồi sinh raghẻ lở.

Khi đưa mẹ nó tới bệnh viện xétnghiệm máu, lời kết luận của bác sĩ như sét đánh ngang tai với mọi người tronggia đình: "HIV dương tính, đang chuyển sang AIDS!". Mẹ nó sống trong căn phòngnhỏ chẳng ai lui tới ngoài ba người: Bà nội, ba và nó.

Mẹ nó mất tháng Tám, ba nó buồnrầu, ngã bệnh y như mẹ rồi mất vài tháng sau đó.

Nó đến lớp, bạn bè đều xa lánh.Nó ngồi trong lớp, bạn bè chạy ra ngoài sân. Cô giáo cho nó ngồi riêng trên bàncủa cô cũng không ai chịu. Thầy hiệu trưởng mời phụ huynh họp động viên họ chocon em học chung lớp với Đăng, họ thông cảm nhưng không thể chấp nhận, lỡ vôtình nó lây cho con họ thì sao? Cuối cùng, thằng Đăng tự nguyện đi xét nghiệmmáu với hi vọng HIV không bị truyền từ mẹ sang nó. Thế nhưng kết quả ngược lại,nhà trường dù không mong muốn cũng phải chấp nhận.

Thầy hiệu trưởng đến nhà nói vớinội thằng Đăng bằng giọng buồn rầu như chính thầy là người làm ra lỗi khiến nóphải nghỉ học:

Ban giám hiệu và cô chủ nhiệmbiết em Đăng học giỏi và ham học lắm. Nhà trường đã tìm mọi cách giữ em lạinhưng để cho phụ huynh học sinh ở vùng quê như vầy hiểu và không phân biệt đốixử với người bị nhiễm HIV ngay lúc này rất khó.

Bà nội lau nước mắt nghẹn ngào:Tôi hiểu mà, thôi trời kêu ai nấy dạ!

Đi về phía trăng lên

Ở nhà mấy bữa nó nhớ lớp khôngchịu nổi, ôm cặp chui hàng rào vào đứng phía sau lớp học. Biết nó ngoài đó, côgiáo giảng bài lớn hơn. Chú bảo vệ cho nó mượn cái ghế ngồi nhưng rồi nó vẫn bịbạn bè phát hiện, đóng luôn cửa sổ lớp học. Không còn cách nào khác, nó đành ởnhà. Khi nào nhớ lớp quá lại xin chú bảo vệ cho vô đứng xa xa một chút rồi vềnhà tự học. Nhiều khi nó khóc một mình, bà nội tím bầm gan ruột nhưng giả vờ rầycháu:

Con trai gì mà yếu hèn quá vậy?Phải cứng rắn lên để vượt qua số phận chớ!

Thỉnh thoảng ban giám hiệu gửicho nó một suất học bổng hỗ trợ học sinh nghèo. Các anh chị đoàn viên cũng thayphiên nhau chở nó đến trung tâm y tế huyện khám và nhận thuốc. Từng ngày, từngngày, nó mong chờ các nhà khoa học tìm ra thuốc chữa căn bệnh kì lạ cho nhữngngười như nó để nó lại được đến trường.

Nó đứng lên nhìn những chiếc đènông sao, đèn cá chép xanh đỏ để phía sau sân khấu mà lòng đầy tiếc rẻ. Nó bướcra khỏi sân trường, xa dần tiếng cười nói rộn rã. Nó đứng trên đê, nhìn con nướcngập bờ, sóng sánh ánh trăng bạc. Phía đông, trăng tròn vành vạnh từ từ qua khỏingọn cây, bầu trời vồng lên như chiếc chảo khổng lồ ôm lấy vạn vật.

Đăng lượm cục đất, ném xuống mặtkênh. Vầng trăng tháng Tám dúm dó đau thương như gương mặt ba nó những ngày cuốiđời. Nó chạnh lòng nhớ mẹ, nhớ ba. Sao lũ ếch nhái, ễnh ương cứ rên điệp khúc"uềnh oang, ngắt nga" hoài vậy? Nó cứ lang thang trên con đê, mặc cho nước mắttràn xuống má.

Nhiều đôi trai gái chở nhau đingược chiều, họ ríu rít chuyện trò, chẳng ai thèm để ý tới một thằng nhó tì nhưnó. À có! Thằng bẹo bằng rơm, mặc độc cái áo rách, đầu đội cái nón bàng cư đangcười chọc quê nó kìa! Thằng Đăng tức mình, hốt nắm đất ném về phía thằng bẹo rồilàu bàu: "Kệ tao! Mày có ba mẹ đâu mà biết khóc!"

Trăng sáng ngời soi rõ bóng thằngbé, khi đi, khi chạy, lúc cúi xuống nhặt đất ném vào không trung...Tết trung thunăm nay không mưa nhưng trong lòng thằng Đăng ướt nhòe những nỗi buồn. Nó lầmlũi một mình đi về phía trăng lên.

Theo TT&GD