- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Nguồn gốc Cô Đẩu và sự thật chuyện kỳ thị giới tính trong Táo quân 2018
Cô Đẩu là một hình tượng mang tính văn hóa độc đáo trên màn ảnh Việt nhiều năm trở lại đây.
Cô Đẩu là một hình tượng mang tính văn hóa độc đáo trên màn ảnh Việt nhiều năm trở lại đây.
Thời gian gần đây, dư luận đang xôn xao về việc Táo quân 2018
có nội dung chế giễu, nhạo báng giới tính thứ 3 LGBT. Trong đó, các ý
kiến không đồng tình tập trung quanh hình tượng Bắc Đẩu (còn gọi là cô
Đẩu) do diễn viên Công Lý thủ vai.
Đa số mọi người chỉ trích hình tượng Cô Đẩu được dựng lên để giễu nhại giới tính thứ ba. Nhưng ít ai biết rằng, đó là cả một nét văn hóa độc đáo, thú vị.
Tiền thân của Cô Đẩu – nét văn hóa đại chúng độc đáo
Trong văn hóa đại chúng Âu Mỹ, người ta vẫn dùng từ Drag Queen để chỉ những "nữ hoàng chuyển giới" – tức là người đàn ông giả gái, trang điểm cầu kì, ăn mặc diêm dúa, có tính phóng đại để giải trí cho người khác, với mục đích châm biếm, đả kích. Đây chính là tiền thân của nhân vật Cô Đẩu trong Táo quân.
Ngày nay, đa số Drag Queen là những người đồng tính nam hoặc chuyển giới nhưng chưa phẫu thuật. Tất nhiên, vẫn có nhiều đấng mày râu chấp nhận hóa trang vì công việc.
Drag Queen có lịch sử lâu đời, xuất hiện đầu tiên vào khoảng cuối những năm 1800 – đầu 1900. Nguyên thủy của nó là những người đóng tuồng câm trong các vở hài kịch, đối lập với bi kịch của William Shakespears và opera Ý. Đây là kỉ nguyên đầu tiên sử dụng các vai giả nữ trên sân khấu.
Tại Mỹ, Drag Queen phát triển mạnh mẽ từ thế kỉ 19, bắt đầu bởi loạt chương trình Black Face, sau đó lấn sân sang sân khấu ca nhạc, kịch nói, nhạc kịch và phim ảnh. Thậm chí, ở một số vở nhạc kịch, kịch nói và bộ phim, Drag Queen còn ở vị trí trung tâm, thủ vai chính.
Thời kì này, Drag Queen gắn liền với văn hóa dạ hội, khiêu vũ, kết nối âm nhạc và kịch. Nó vẫn được nam giới đảm nhiệm chứ không có sự phân biệt riêng về giới tính thứ ba.
Khi Drag Queen trở nên gắn bó mật thiết với giới LGBT hơn, nó nhận phải nhiều sự kì thị. Bởi vậy, giới Drag Queen đã thay đổi cách thức hoạt động, di chuyển vào các quán bar, hộp đêm. Cùng với các màn trình diễn giải trí, nó trở thành một phần văn hóa của LGBT.
Sau này, Drag Queen đã cùng phụ nữ và giới LGBT tham gia nhiều cuộc biểu tình hoặc các hoạt động đấu tranh nhân quyền, bình đẳng giới. Những sự kiện này đánh dấu vai trò lịch sử, xã hội của Drag Queen và cho thấy tầm quan trọng của họ.
Dần dần, Drag Queen đã đi vào văn hóa đại chúng một cách sâu sắc, gắn với cách hình tượng nghệ thuật, chủ nghĩa…
Trong âm nhạc nói riêng, Drag Queen gắn liền với hình ảnh của những nghệ sĩ lớn như Diana Ross, Madonna, Cher… Các nghệ sĩ này đều là những biểu tượng văn hóa của nhạc pop đại chúng, có tầm ảnh hưởng lớn tới công chúng.
Rất nhiều nghệ sĩ Mỹ như Lady Gaga, Katy Perry, Rihanna… đều tìm tới Drag Queen như một cảm hứng sáng tạo nghệ thuật.
Thậm chí, với giới thời trang, Drag Queen vẫn là nguồn cảm hứng thiết kế lớn, ảnh hưởng tới nhiều nhà thiết kế như Gianni Versace, Jean Paul Gaultier…
Ngày nay, Drag Queen là một hình ảnh quen thuộc, gắn liền với văn hóa biểu diễn đường phố và bình dân. Nó đại diện cho tiếng nói và quyền lực mềm của giới LGBT trong quá trình đấu tranh xã hội.
Drag Queen tại Mỹ đã được đưa vào sách và được các trường đại học nghiên cứu cặn kẽ.
Hình tượng Cô Đẩu – Drag Queen kinh điển tại Việt Nam
Tại Á Đông nói chung và Việt Nam nói riêng, Drag Queen còn khá mới mẻ, nếu không muốn nói là rất ít, do sự bó buộc tư tưởng, văn hóa.
Nhân vật Cô Đẩu trong Táo quân chính là hình tượng Drag Queen điển hình và phổ biến, có tầm ảnh hưởng lớn nhất tại Việt Nam.
Trước khi Cô Đẩu xuất hiện, đã có một số nghệ sĩ hài giả gái thành công như Thành Lộc, Hoài Linh, Xuân Hinh, Minh Nhí… Tuy nhiên, các hình tượng giả gái của họ chỉ mang tính rải rác và không đóng đinh ấn tượng nhiều năm như Cô Đẩu.
Hơn nữa, các vai giả gái trước đây đều mang tính "hề" là chủ yếu, gây cười nhưng ít giá trị phản ánh.
Chỉ tới khi Cô Đẩu (Công Lý) bước lên sân khấu Táo quân, khán giả mới được chứng kiến hình ảnh Drag Queen đích thực, với quyền lực thứ thiệt.
Cô Đẩu hội tụ đủ chuẩn mực của một Drag Queen như ăn mặc cầu kì, diêm dúa, trang điểm lộng lẫy, tính cách điệu đà, đồng bóng. Nhưng ở vị thế của mình, cô vượt xa với các hình tượng giả gái khác.
NSƯT Công Lý nói về những người đồng nghiệp trong ekip Táo Quân
Chưa bao giờ một Drag Queen lại có quyền lực lớn như cô Đẩu. Trên thiên đình, cô chỉ dưới Ngọc Hoàng và ngang Nam Tào, còn lại trên tất cả các Táo. Bởi vậy, cô có quyền đứng ra phán xét cái xấu của xã hội, từ bộ máy chính quyền tới dân chúng, không chừa một ai.
Chất giọng chanh chua, oang oang của cô Đẩu đã thành ấn tượng lớn với khán giả, nhất là những lúc cô tranh cãi, mắng mỏ các Táo. Không Táo nào lại không bị cô vạch trần, chế giễu. Đến những Táo đanh đá nhất như Vân Dung, Tự Long cũng không cãi lại được cô.
Thậm chí, trong nhiều trường hợp, cô còn thay Ngọc Hoàng phán xử tội trạng của Táo.
Dù quyền lực, vai trò ngang nhau, nhưng Cô Đẩu dường như nổi bật hơn hẳn Nam Tào vì cách thể hiện có phần kịch tính, phô diễn hơn. Cô nói ở tông giọng cao hơn và dùng ngôn ngữ cơ thể nhiều hơn. Bởi vậy, khán giả có cảm giác Cô Đẩu có tiếng nói hơn Nam Tào.
Nhờ đó, Cô Đẩu không còn là "hề" mua vui đơn thuần như các vai giả gái trước đây, mà đã trở thành hình tượng hài kịch đặc sắc, có tính phản ánh, mang giá trị hiện thực và giáo dục sâu sắc.
Nhờ có Cô Đẩu, Táo quân trở nên hài hước, hấp dẫn hơn rất nhiều, nhưng vẫn đầy đủ tính chất tổng kết, giáo dục. Đó là hình tượng gai góc, độc đáo, đa màu sắc và cuốn hút nhất Táo quân.
Tóm lại, Cô Đẩu là hình tượng gắn liền với Táo quân suốt 15 năm qua. Nhắc đến Táo quân là nhớ tới Cô Đẩu và ngược lại. Sức hấp dẫn của Táo quân sẽ giảm sút đáng kể nếu không còn Cô Đẩu.
Hình tượng này thực sự đã trở thành nét văn hóa đại chúng của người Việt, gắn với Tết, với không khí đoàn viên. Nó giống như, ngày Tết có bánh chưng, kẹo mứt, quất đào thì cũng có Táo quân và Cô Đẩu.
Có văn hóa ẩm thực, văn hóa du xuân thì cũng phải có văn hóa nghe nhìn ngày xuân, và Cô Đẩu chính là một phần trong đó.
Nhìn rộng hơn, Cô Đẩu thể hiện quyền lực và vai trò của giới LGBT trong sự phát triển văn hóa Việt, chứ không phải kì thị.
Đừng khắt khe với Cô Đẩu
Nếu theo dõi, khán giả sẽ thấy, trong những năm đầu tiên, Cô Đẩu chưa "lộ" hẳn. Mọi người vẫn gọi cô là Anh Đẩu. Nhưng càng về sau, cô càng "lộ" hơn, đanh đá, chanh chua, yểu điệu, ăn mặc cầu kì, diêm dúa và được gọi hẳn thành Cô Đẩu.
Quá trình chuyển mình này đánh dấu nhận thức của nhà sản xuất Táo quân về một hình tượng mới. Họ muốn nâng Cô Đẩu lên thành nhân vật điển hình, thu hút mọi ánh nhìn của khán giả.
Chuyên gia trang điểm Phạm Thái từng chia sẻ: "Trong đó, vai cô Đẩu của anh Công Lý là khiến tôi đau đầu nhất. Đó là thử thách với tôi. Cái đau đầu nhất là mỗi năm lại phải tạo hình cho Công Lý khác đi, khiến khán giả chấp nhận".
Điều này cho thấy, nhà sản xuất Táo quân rất nghiêm túc với hình ảnh Cô Đẩu. Dù là giả gái với tính giễu nhại, nhưng họ vẫn phải làm sao để khán giả chấp nhận, chứ không tự theo ý mình. Chính vì thế, cứ mỗi năm Cô Đẩu lại một khác đi.
Tính giễu nhại ở Cô Đẩu là giễu nhại thói hư tật xấu, đả kích xã hội, chứ không phải chế giễu giới tính thứ ba. Tất nhiên, ngôn ngữ và hành động của Cô Đẩu nhiều lúc hơi quá lố, nhưng chỉ là một phần để gây hài, chứ không nhằm chủ đích bôi xấu.
Ở điểm này, khán giả có thể thông cảm cho nhà sản xuất Táo quân. Không ai có thể chuẩn mực suốt một chương trình hài dài suốt vài tiếng đồng hồ.
Về việc chế giễu cơ thể (body shaming), đây là nét đặc trưng của Táo quân. Không riêng gì Cô Đẩu, nhiều Táo khác cũng từng bị chê bai, như chiếc mũi to của Quang Thắng, bộ ngực lép của Vân Dung hay cơ thể thừa cân của Minh Vượng…
Trong chừng mực nhất định, nó vẫn chỉ là những chi tiết thêm thắt để gây cười, chứ không mang chủ đích bôi xấu. Nếu người xem thưởng thức với trạng thái vô tư, thoải mái thì sẽ không thấy có vấn đề gì.
Tất nhiên, khán giả có thể góp ý, yêu cầu gỡ bỏ các đoạn giễu nhại nếu thấy thiếu phù hợp, nhưng không nên vì thế mà lên án Táo quân.
Nếu cái gì cũng chuẩn mực, nghiêm túc thì không còn là hài kịch. Đến đại văn hào Molie của Pháp cũng còn giễu nhại cơ thể nhân vật trong các vở hài kịch của mình, thì chúng ta cũng không nên quá khắt khe với Táo quân.
Theo Trí thức trẻ
-
Điện ảnh47 phút trướcKhi khán giả vẫn đang bức xúc vì cái kết đau đớn dành cho Hồng, ê-kíp "Độc đạo" xoa dịu người hâm mộ bằng một ngoại truyện đặc biệt quy tụ tất cả các nhân vật trong phim.
-
Điện ảnh1 giờ trướcChỉ một bức ảnh đã khiến khán giả xôn xao suy đoán phim giờ vàng VTV "Độc Đạo" phần 2 đã khởi quay. Có đúng vậy không?
-
Điện ảnh1 giờ trướcDiễn viên Thanh Huế cho biết cô bị “ném đá” dữ dội, thậm chí nhiều khán giả đòi đánh sau khi tập cuối bộ phim “Độc đạo” lên sóng.
-
Điện ảnh14 giờ trướcDiễn viên Minh Tiệp hé lộ dự án phim mới của VFC có sự tham gia của NSND Công Lý khiến khán giả tò mò.
-
Điện ảnh19 giờ trướcDiễn viên "Hồng lâu mộng" qua đời vì bệnh nan y. Hiện, gia đình đang tổ chức tang lễ cho cô tại quê nhà.
-
Điện ảnh1 ngày trước"Độc đạo" không chỉ thành công về mặt nội dung mà còn được đánh giá cao nhờ cách dàn dựng, quay phim, và sự đầu tư công phu vào từng chi tiết. Bộ phim đã tạo nên một làn gió mới, khác biệt hoàn toàn so với những bộ phim cùng thể loại trước đây.
-
Điện ảnh1 ngày trướcHình ảnh Hồ Ngọc Hà vào vai cô giáo trong phim 'Chiến dịch trái tim bên phải' từ 19 năm trước bất ngờ được lan truyền khiến fan trầm trồ.
-
Điện ảnh1 ngày trướcTrong "Độc đạo" tập cuối, Hồng đánh nhau, quyết chiến sinh tử với Quân "già" khi tên này đang tìm cách chạy trốn.
-
Điện ảnh1 ngày trướcNhững năm qua, nữ diễn viên "Hồng lâu mộng" có cuộc sống rất im ắng. Khi nghe tin nữ diễn viên xinh đẹp mắc căn bệnh hiểm nghèo, nhiều khán không khỏi bàng hoàng.
-
Điện ảnh2 ngày trướcKhán giả sốt ruột vì tìm mỏi mắt không có preview "Độc đạo" tập cuối trong khi hầu hết các tình huống họ đoán trong 35 tập phát sóng đều sai bét.
-
Điện ảnh3 ngày trướcTrong "Độc đạo" tập 35, ông trùm Quân "già" giam giữ Khương, ép Hồng phải giao chuyến hàng cuối cho mình.
-
Điện ảnh3 ngày trướcTrong “Độc đạo”, Thu Huyền vào vai vợ ông trùm luôn phải tìm cách giữ chồng nhưng ngoài đời, chị có cuộc sống hạnh phúc bên ông xã là mối tình đầu.
-
Điện ảnh4 ngày trướcTrong "Độc đạo" tập 34, Hồng hốt hoảng khi Quân "già" bắt cóc em trai trong chính ngày sinh nhật Tuyết.
-
Điện ảnh5 ngày trướcTrong 5 thầy trò Đường Tăng thì Sa Tăng là nhân vật gây nhiều tò mò nhất khi xuất thân thực sự cho đến nay vẫn là một bí ẩn nhất.