- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Nhân vật bác Ba Phi do Trấn Thành thủ vai trong phim Đất rừng phương Nam là ai?
Trong văn hóa dân gian của người Nam Bộ, hình tượng bác Ba Phi rất gần gũi, thân quen và được nhiều thế hệ yêu mến.
- Trấn Thành lần đầu đáp trả vụ được ưu ái hơn nam chính "Đất rừng phương Nam", nói thế này có gây tranh cãi?
- Khán giả bất mãn vì Trấn Thành được ưu ái như nam chính ở Đất Rừng Phương Nam: "Khao khát center đến thế à?"
- Trấn Thành lại bị chê ở Đất Rừng Phương Nam, sai 1 chi tiết cơ bản khiến dân tình chán nản
Người dân Nam Bộ nói riêng và cả nước Việt Nam nói chung đều ít nhiều từng nghe tới danh xưng "bác Ba Phi". Ông xuất hiện trong nhiều câu chuyện, tài liệu liên quan đến văn hóa của người Nam Bộ.
Trong đó, bác Ba Phi được phác họa là người đàn ông trung niên sống ở vùng sông nước Cà Mau. Ông có biệt tài kể chuyện tiếu lâm và "nói dóc". Ngoài ra, bác Ba Phi còn được hình dung là người nhân hậu, hào sảng nên được nhiều thế hệ người Nam Bộ yêu mến.
Trên thực tế, hình tượng nhân vật bác Ba Phi trong những câu chuyện, tài liệu văn hóa dân gian được xây dựng trên nguyên mẫu đời thực của ông Nguyễn Long Phi. Ông Long Phi vốn là con cả của gia đình có 5 người con sống ở Đồng Tháp, ông sinh năm 1884.
Hình ảnh bác Ba Phi trong nguyên mẫu ngoài đời.
Năm lên 10, vì chiến tranh loạn lạc nên Long Phi cùng gia đình lưu lạc xuống vùng đất giáp biển Cà Mau. Sau đó, ông lần hồi trở về vùng U Minh, trở thành tá điền cho Hương quản Tế.
Sau mấy năm ở rể, Long Phi nên duyên với con gái của Hương quản Tế là bà ba Lữ, kể từ đây tên của ông được gắn với thứ bậc trong gia đình của vợ, trở thành Ba Phi.
Là lớp người dân khai phá vùng U Minh, lại trải qua nhiều thăng trầm vất vả nên bác Ba Phi có nhiều kinh nghiệm sống, có khí phách kiên cường và sự hào sảng đặc trưng của người dân Nam Bộ. Đặc biệt, ông còn được miêu tả là có tài năng nổi bật về đờn ca tài tử và kể chuyện.
Những câu chuyện của ông thường đề cập đến cuộc sống của người dân Nam Bộ thời bấy giờ nhưng được cường điệu để tăng độ hài hước, dí dỏm.
Đến nay, rất nhiều câu chuyện mang "thương hiệu" bác Ba Phi còn được truyền lại trong dân gian như: Nếp dẻo, Cọp xay lúa, Câu ếch, Trèo cây ớt té gãy chân...
Không chỉ có tài năng thiên bẩm, bác Ba Phi còn được yêu mến bởi tính cách hào sảng, sẵn sàng giúp đỡ người nghèo. Năm 1942, bác Ba Phi tự nguyện hiến hàng trăm mẫu ruộng cho Đảng, Nhà nước để chia cho dân nghèo canh tác, chỉ chừa lại vài mẫu cho gia đình làm kế sinh nhai.
Bác Ba Phi qua đời vào ngày 06/12/1964 tại ấp Đường Ranh, xã Khánh Hải, huyện Trần Văn Thời, nay là Kênh Ngang, ấp Lung Tràm, xã Khánh Hải, huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau.
Năm 2003, bác Ba Phi được Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam truy tặng danh hiệu Nghệ nhân dân gian và tặng thưởng Huy chương “Vì sự nghiệp văn nghệ dân gian”.
Ngôi mộ của bác Ba Phi và 2 bà vợ tại Cà Mau.
Hình tượng nhân vật bác Ba Phi từng xuất hiện trong không ít tác phẩm nổi tiếng, trong đó phải kể đến tiểu thuyết Bác Ba Phi của nhà văn Anh Động và đặc biệt là hình ảnh người đàn ông trung niên phóng khoáng, chất phác nhưng có khả năng trò chuyện đầy duyên dáng Ba Phi trong tiểu thuyết Đất rừng phương Nam của Đoàn Giỏi.
Sau này, tiểu thuyết được dựng thành phim truyền hình có tên Đất phương Nam. Trong phim, tuy chỉ là nhân vật phụ nhưng hình ảnh bác Ba Phi do nghệ sĩ Mạc Can thể hiện đã in sâu trong ký ức của khán giả, trở thành nhân vật được nhiều người yêu mến, không hề thua kém nhân vật chính.
Bác Ba Phi do nghệ sĩ Mạc Can thể hiện.
Mới đây nhất, đạo diễn Nguyễn Quang Dũng cho ra mắt bộ phim điện ảnh có tên Đất rừng phương Nam và vai diễn bác Ba Phi được giao cho Trấn Thành thể hiện.
Tuy nhiên, dù phim còn chưa ra rạp, khán giả đã phản ứng khá gay gắt trước việc vai diễn bác Ba Phi được giao cho nam diễn viên sinh năm 1987. Công chúng cho rằng nam diễn viên còn quá trẻ, lại có ngoại hình đầy đặn không phù hợp với hình tượng bác Ba Phi từng trải, giản dị trong kho tàng văn học và trong tưởng tượng của nhiều người.
Thêm vào đó, nhân vật bác Ba Phi ở phim truyền hình Đất phương Nam do nghệ sĩ Mạc Can thể hiện quá xuất sắc, trở thành tượng đài trong lòng nhiều lớp khán giả. Điều này khiến bất cứ nghệ sĩ trẻ nào đảm nhiệm vai bác Ba Phi đều khó lòng chinh phục được công chúng.
Ngoài ra, vì nhiều ồn ào đời tư, Trấn Thành không có được cái nhìn thiện cảm từ một bộ phận khán giả. Chính vì vậy, việc giao vai người dân chất phác, hào sảng, được xem là biểu tượng văn hóa của người Nam Bộ cho nam diễn viên này cũng bị xem là không phù hợp.
Hình ảnh bác Ba Phi do Trấn Thành thể hiện.
Tuy nhiên, theo vị đạo diễn Nguyễn Quang Dũng, nhân vật bác Ba Phi có nhiều điểm phù hợp với hình ảnh, cá tính của Trấn Thành.
"Nhân vật bác Ba Phi là một người rất hoạt ngôn, những chuyện vui vẻ, những chuyện người ta tưởng thật, có chuyện tưởng không, nhưng câu chuyện đều có ý nghĩa, triết lý riêng của nó, thì tôi nghĩ Thành là người rất hợp" - Đạo diễn phim Đất rừng phương Nam nói.
Theo VTC
-
Điện ảnh44 phút trướcKhi khán giả vẫn đang bức xúc vì cái kết đau đớn dành cho Hồng, ê-kíp "Độc đạo" xoa dịu người hâm mộ bằng một ngoại truyện đặc biệt quy tụ tất cả các nhân vật trong phim.
-
Điện ảnh1 giờ trướcChỉ một bức ảnh đã khiến khán giả xôn xao suy đoán phim giờ vàng VTV "Độc Đạo" phần 2 đã khởi quay. Có đúng vậy không?
-
Điện ảnh1 giờ trướcDiễn viên Thanh Huế cho biết cô bị “ném đá” dữ dội, thậm chí nhiều khán giả đòi đánh sau khi tập cuối bộ phim “Độc đạo” lên sóng.
-
Điện ảnh14 giờ trướcDiễn viên Minh Tiệp hé lộ dự án phim mới của VFC có sự tham gia của NSND Công Lý khiến khán giả tò mò.
-
Điện ảnh18 giờ trướcDiễn viên "Hồng lâu mộng" qua đời vì bệnh nan y. Hiện, gia đình đang tổ chức tang lễ cho cô tại quê nhà.
-
Điện ảnh1 ngày trước"Độc đạo" không chỉ thành công về mặt nội dung mà còn được đánh giá cao nhờ cách dàn dựng, quay phim, và sự đầu tư công phu vào từng chi tiết. Bộ phim đã tạo nên một làn gió mới, khác biệt hoàn toàn so với những bộ phim cùng thể loại trước đây.
-
Điện ảnh1 ngày trướcHình ảnh Hồ Ngọc Hà vào vai cô giáo trong phim 'Chiến dịch trái tim bên phải' từ 19 năm trước bất ngờ được lan truyền khiến fan trầm trồ.
-
Điện ảnh1 ngày trướcTrong "Độc đạo" tập cuối, Hồng đánh nhau, quyết chiến sinh tử với Quân "già" khi tên này đang tìm cách chạy trốn.
-
Điện ảnh1 ngày trướcNhững năm qua, nữ diễn viên "Hồng lâu mộng" có cuộc sống rất im ắng. Khi nghe tin nữ diễn viên xinh đẹp mắc căn bệnh hiểm nghèo, nhiều khán không khỏi bàng hoàng.
-
Điện ảnh2 ngày trướcKhán giả sốt ruột vì tìm mỏi mắt không có preview "Độc đạo" tập cuối trong khi hầu hết các tình huống họ đoán trong 35 tập phát sóng đều sai bét.
-
Điện ảnh3 ngày trướcTrong "Độc đạo" tập 35, ông trùm Quân "già" giam giữ Khương, ép Hồng phải giao chuyến hàng cuối cho mình.
-
Điện ảnh3 ngày trướcTrong “Độc đạo”, Thu Huyền vào vai vợ ông trùm luôn phải tìm cách giữ chồng nhưng ngoài đời, chị có cuộc sống hạnh phúc bên ông xã là mối tình đầu.
-
Điện ảnh4 ngày trướcTrong "Độc đạo" tập 34, Hồng hốt hoảng khi Quân "già" bắt cóc em trai trong chính ngày sinh nhật Tuyết.
-
Điện ảnh5 ngày trướcTrong 5 thầy trò Đường Tăng thì Sa Tăng là nhân vật gây nhiều tò mò nhất khi xuất thân thực sự cho đến nay vẫn là một bí ẩn nhất.