- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Phạm Bằng: Đem tiếng cười dâng đời, để nước mắt riêng mình
Khán giả nhớ đến nghệ sĩ Phạm Bằng qua những vai diễn hài trên truyền hình và sân khấu. Đằng sau đó là những "giọt nước mắt lặn vào trong" của ông trong cuộc sống đời thường.
Khán giả nhớ đến nghệ sĩ Phạm Bằng qua những vai diễn hài trên truyền hình và sân khấu. Đằng sau đó là những "giọt nước mắt lặn vào trong" của ông trong cuộc sống đời thường.
>> Nghệ sĩ Phạm Bằng qua đời
Nghệ sĩ Phạm Bằng: Người cả đời mua vui cho thiên hạ: Phạm Bằng có tuổi thơ khó khăn khi cha mất sớm, mẹ không ủng hộ ông theo con đường nghệ thuật. Tuy nhiên, ông vẫn kiên định theo đuổi đam mê trong suốt những năm tháng cuộc đời.
Nghệ sĩ Phạm Bằng qua đời vào tối 31/10 ở tuổi 85 sau một thời gian chiến đấu với bệnh tật. Đồng nghiệp, bạn bè và khán giả bất ngờ khi nghe tin dù biết ông đã ở độ tuổi xưa nay hiếm.
Hồi đầu năm, nghệ sĩ hài nổi tiếng đất Bắc vẫn khoe về sức khỏe và sự minh mẫn ở tuổi 85 giúp ông có thể đi khắp nơi để diễn. Người ta vẫn thấy ông rong ruổi trên chiếc xe máy quen thuộc đến các điểm diễn - chẳng khác gì hình ảnh thời còn trẻ.
Người nghệ sĩ mang tiếng cười cho khán giả trong nửa thế kỷ qua.
Nghệ sĩ Phạm Bằng là người như vậy, ông đam mê với nghề, cống hiến cho từng vai diễn trên sân khấu.
Người trong nghề còn đùa rằng: “Bác Bằng ‘hói’ xuất hiện ở đâu, tiếng cười lại có ở đó”.
Cả đời mua vui cho thiên hạ
NSƯT Phạm Bằng sinh năm 1931 tại Hà Nội. Thời còn nhỏ, ông có mác “cậu ấm Hà thành”, cuộc sống khá sung túc. Biến cố xảy ra sau khi gia đình gặp khó khăn trong kinh doanh. Ông từng bỏ dở việc học tại trường Cao đẳng Giao thông Công chính trong những năm 50 của thế kỷ trước.
Cơ duyên đến với nghệ thuật khá tình cờ. Năm 1959, ông tham gia đoàn kịch nghiệp dư của nhà thơ Hoàng Cầm, nhà văn Nguyễn Huy Tưởng. Kể từ đây, ông gắn bó với nghệ thuật. Cuối năm 1959, ông tham gia vào Đoàn văn công Hà Nội.
Nghệ sĩ Phạm Bằng trong tấm ảnh chụp bên các đồng nghiệp như nghệ sĩ chèo Quốc Anh, Quang Thắng.
Những năm đầu khởi nghiệp, ông tạo được dấu ấn trên sân khấu nhờ vai thiếu úy Minh trong vở kịch Đêm tháng 7, Lý Trưởng trong Hồn Trương Ba, da hàng thịt.
Chỉ xuất hiện hai cảnh diễn nhưng Hồn Trương Ba, da hàng thịt mang về cho nghệ sĩ Phạm Băng Băng huy chương Vàng trong Hội diễn sân khấu toàn quốc. Khi nhớ về vai diễn này, ông không giấu được sự tự hào. Không phải mừng vì có huy chương, Phạm Bằng cảm động khi khán giả chỉ thích xem Lý Trưởng hống hách do ông đảm nhận.
“Tôi càng mừng hơn khi vai diễn phản diện này mang lại tiếng cười cho mọi người”, nghệ sĩ chia sẻ.
Đó là những động lực khiến Phạm Bằng càng quyết tâm sống chết với nghề diễn. Dù nói về thù lao, nghiệp diễn không đủ giúp ông đảm bảo cuộc sống gia đình.
Ở tuổi lục tuần, tên tuổi Phạm Bằng còn nổi hơn trước. Ông được coi là gương mặt quen thuộc của mọi gia đình sau thành công của chương trình Gặp nhau cuối tuần.
Nghệ sĩ trong một vở hài cùng Kim Oanh. Là tiền bối, ông sẵn sàng trở thành bệ phóng để nâng đỡ thế hệ trẻ.
Cao tuổi nhưng ông thường đóng chung với các nghệ sĩ nữ trẻ tuổi thuộc thế hệ con cháu như Vân Dung, Thu Hương, Kim Oanh. Ông khéo tung hứng, sẵn sàng làm “bệ phóng” cho các tên tuổi trẻ. Cũng vì thế, các cô thường rất thích đóng chung với “bố” Phạm Bằng.
Từ năm 2006, ông thường tham gia thực hiện các vở hài tết hợp tác cùng nhiều nghệ sĩ như Xuân Bắc, Công Lý, Tự Long, Quang Thắng, Vân Dung, Vượng “râu”. Hồi đầu tháng 10, ông bất ngờ tiết lộ vắng mặt trong đĩa hài 2017 vì vấn đề sức khỏe.
Chẳng thể ngờ, vài tuần sau đó, ông đã qua đời.
Trở về ngôi nhà với nỗi cô đơn
Nghệ sĩ Phạm Bằng cho đến khi qua đời vẫn sống ở ngôi nhà từ thời Pháp thuộc nằm trên tầng hai ở phố Hàng Giầy, Hà Nội.
“Với tôi, những gì thuộc về ngày xưa đều đẹp đến khắc khoải. Nếu được chọn tôi muốn được sống như ngày xưa, phố phường đẹp, con người đẹp, làm gì cũng hết mình.
Và ngày xưa của tôi còn là một gia đình với đầy đủ thành viên”, ông nói về cuộc sống của mình sau khi vợ mất và các con trưởng thành.
Phạm Bằng bên vợ. Bà qua đời từ 15 năm trước, để lại cho ông nỗi nhớ về một ngôi nhà với đầy đủ thành viên.
15 năm qua, ông gắn bó với ngôi nhà nhỏ và thường nhớ về vợ.
Nói về chuyện này, nghệ sĩ vẫn tỏ ra tiếc nuối: “Giá như cái người đưa lại tình cảm thiêng liêng nhất với mình chỉ đi cách nhau khoảng một năm thôi thì đẹp".
Ông chưa từng nghĩ đến chuyện đi thêm bước nữa vì không thích “cảnh đi ngang về tắt”. Phạm Bằng mơ về tổ ấm gia đình đúng nghĩa, không có mâu thuẫn giữa các thành viên.
“Bản thân tôi không muốn mà chuyện đó cũng làm nhân cách của mình đi xuống”, ông chia sẻ.
Cách đây vài năm, ông vẫn đứng bán quán lục tàu xá, bánh trôi tàu coi như niềm vui mỗi ngày. Ông chỉ nghỉ quán sau khi không đủ sức khỏe.
“Ở cái tuổi của tôi không phải đêm nào cũng ngủ ngon giấc. Tôi bán quán cũng là cách giao lưu với khán giả, khỏi phải trằn trọc nghĩ ngợi, để cho nước mắt lặn vào trong”, Phạm Bằng bộc bạch về cuộc đời.
>> Nghệ sĩ Phạm Bằng qua đời
Nghệ sĩ Phạm Bằng: Người cả đời mua vui cho thiên hạ: Phạm Bằng có tuổi thơ khó khăn khi cha mất sớm, mẹ không ủng hộ ông theo con đường nghệ thuật. Tuy nhiên, ông vẫn kiên định theo đuổi đam mê trong suốt những năm tháng cuộc đời.Nghệ sĩ Phạm Bằng qua đời vào tối 31/10 ở tuổi 85 sau một thời gian chiến đấu với bệnh tật. Đồng nghiệp, bạn bè và khán giả bất ngờ khi nghe tin dù biết ông đã ở độ tuổi xưa nay hiếm.
Hồi đầu năm, nghệ sĩ hài nổi tiếng đất Bắc vẫn khoe về sức khỏe và sự minh mẫn ở tuổi 85 giúp ông có thể đi khắp nơi để diễn. Người ta vẫn thấy ông rong ruổi trên chiếc xe máy quen thuộc đến các điểm diễn - chẳng khác gì hình ảnh thời còn trẻ.
Người nghệ sĩ mang tiếng cười cho khán giả trong nửa thế kỷ qua.
Nghệ sĩ Phạm Bằng là người như vậy, ông đam mê với nghề, cống hiến cho từng vai diễn trên sân khấu.
Người trong nghề còn đùa rằng: “Bác Bằng ‘hói’ xuất hiện ở đâu, tiếng cười lại có ở đó”.
Cả đời mua vui cho thiên hạ
NSƯT Phạm Bằng sinh năm 1931 tại Hà Nội. Thời còn nhỏ, ông có mác “cậu ấm Hà thành”, cuộc sống khá sung túc. Biến cố xảy ra sau khi gia đình gặp khó khăn trong kinh doanh. Ông từng bỏ dở việc học tại trường Cao đẳng Giao thông Công chính trong những năm 50 của thế kỷ trước.
Cơ duyên đến với nghệ thuật khá tình cờ. Năm 1959, ông tham gia đoàn kịch nghiệp dư của nhà thơ Hoàng Cầm, nhà văn Nguyễn Huy Tưởng. Kể từ đây, ông gắn bó với nghệ thuật. Cuối năm 1959, ông tham gia vào Đoàn văn công Hà Nội.
Nghệ sĩ Phạm Bằng trong tấm ảnh chụp bên các đồng nghiệp như nghệ sĩ chèo Quốc Anh, Quang Thắng.
Những năm đầu khởi nghiệp, ông tạo được dấu ấn trên sân khấu nhờ vai thiếu úy Minh trong vở kịch Đêm tháng 7, Lý Trưởng trong Hồn Trương Ba, da hàng thịt.
Chỉ xuất hiện hai cảnh diễn nhưng Hồn Trương Ba, da hàng thịt mang về cho nghệ sĩ Phạm Băng Băng huy chương Vàng trong Hội diễn sân khấu toàn quốc. Khi nhớ về vai diễn này, ông không giấu được sự tự hào. Không phải mừng vì có huy chương, Phạm Bằng cảm động khi khán giả chỉ thích xem Lý Trưởng hống hách do ông đảm nhận.
“Tôi càng mừng hơn khi vai diễn phản diện này mang lại tiếng cười cho mọi người”, nghệ sĩ chia sẻ.
Đó là những động lực khiến Phạm Bằng càng quyết tâm sống chết với nghề diễn. Dù nói về thù lao, nghiệp diễn không đủ giúp ông đảm bảo cuộc sống gia đình.
Ở tuổi lục tuần, tên tuổi Phạm Bằng còn nổi hơn trước. Ông được coi là gương mặt quen thuộc của mọi gia đình sau thành công của chương trình Gặp nhau cuối tuần.
Nghệ sĩ trong một vở hài cùng Kim Oanh. Là tiền bối, ông sẵn sàng trở thành bệ phóng để nâng đỡ thế hệ trẻ.
Cao tuổi nhưng ông thường đóng chung với các nghệ sĩ nữ trẻ tuổi thuộc thế hệ con cháu như Vân Dung, Thu Hương, Kim Oanh. Ông khéo tung hứng, sẵn sàng làm “bệ phóng” cho các tên tuổi trẻ. Cũng vì thế, các cô thường rất thích đóng chung với “bố” Phạm Bằng.
Từ năm 2006, ông thường tham gia thực hiện các vở hài tết hợp tác cùng nhiều nghệ sĩ như Xuân Bắc, Công Lý, Tự Long, Quang Thắng, Vân Dung, Vượng “râu”. Hồi đầu tháng 10, ông bất ngờ tiết lộ vắng mặt trong đĩa hài 2017 vì vấn đề sức khỏe.
Chẳng thể ngờ, vài tuần sau đó, ông đã qua đời.
Trở về ngôi nhà với nỗi cô đơn
Nghệ sĩ Phạm Bằng cho đến khi qua đời vẫn sống ở ngôi nhà từ thời Pháp thuộc nằm trên tầng hai ở phố Hàng Giầy, Hà Nội.
“Với tôi, những gì thuộc về ngày xưa đều đẹp đến khắc khoải. Nếu được chọn tôi muốn được sống như ngày xưa, phố phường đẹp, con người đẹp, làm gì cũng hết mình.
Và ngày xưa của tôi còn là một gia đình với đầy đủ thành viên”, ông nói về cuộc sống của mình sau khi vợ mất và các con trưởng thành.
Phạm Bằng bên vợ. Bà qua đời từ 15 năm trước, để lại cho ông nỗi nhớ về một ngôi nhà với đầy đủ thành viên.
15 năm qua, ông gắn bó với ngôi nhà nhỏ và thường nhớ về vợ.
Nói về chuyện này, nghệ sĩ vẫn tỏ ra tiếc nuối: “Giá như cái người đưa lại tình cảm thiêng liêng nhất với mình chỉ đi cách nhau khoảng một năm thôi thì đẹp".
Ông chưa từng nghĩ đến chuyện đi thêm bước nữa vì không thích “cảnh đi ngang về tắt”. Phạm Bằng mơ về tổ ấm gia đình đúng nghĩa, không có mâu thuẫn giữa các thành viên.
“Bản thân tôi không muốn mà chuyện đó cũng làm nhân cách của mình đi xuống”, ông chia sẻ.
Cách đây vài năm, ông vẫn đứng bán quán lục tàu xá, bánh trôi tàu coi như niềm vui mỗi ngày. Ông chỉ nghỉ quán sau khi không đủ sức khỏe.
“Ở cái tuổi của tôi không phải đêm nào cũng ngủ ngon giấc. Tôi bán quán cũng là cách giao lưu với khán giả, khỏi phải trằn trọc nghĩ ngợi, để cho nước mắt lặn vào trong”, Phạm Bằng bộc bạch về cuộc đời.
Theo Zing
-
Điện ảnh18 giờ trướcKhi khán giả vẫn đang bức xúc vì cái kết đau đớn dành cho Hồng, ê-kíp "Độc đạo" xoa dịu người hâm mộ bằng một ngoại truyện đặc biệt quy tụ tất cả các nhân vật trong phim.
-
Điện ảnh19 giờ trướcChỉ một bức ảnh đã khiến khán giả xôn xao suy đoán phim giờ vàng VTV "Độc Đạo" phần 2 đã khởi quay. Có đúng vậy không?
-
Điện ảnh19 giờ trướcDiễn viên Thanh Huế cho biết cô bị “ném đá” dữ dội, thậm chí nhiều khán giả đòi đánh sau khi tập cuối bộ phim “Độc đạo” lên sóng.
-
Điện ảnh1 ngày trướcDiễn viên Minh Tiệp hé lộ dự án phim mới của VFC có sự tham gia của NSND Công Lý khiến khán giả tò mò.
-
Điện ảnh1 ngày trướcDiễn viên "Hồng lâu mộng" qua đời vì bệnh nan y. Hiện, gia đình đang tổ chức tang lễ cho cô tại quê nhà.
-
Điện ảnh1 ngày trước"Độc đạo" không chỉ thành công về mặt nội dung mà còn được đánh giá cao nhờ cách dàn dựng, quay phim, và sự đầu tư công phu vào từng chi tiết. Bộ phim đã tạo nên một làn gió mới, khác biệt hoàn toàn so với những bộ phim cùng thể loại trước đây.
-
Điện ảnh2 ngày trướcHình ảnh Hồ Ngọc Hà vào vai cô giáo trong phim 'Chiến dịch trái tim bên phải' từ 19 năm trước bất ngờ được lan truyền khiến fan trầm trồ.
-
Điện ảnh2 ngày trướcTrong "Độc đạo" tập cuối, Hồng đánh nhau, quyết chiến sinh tử với Quân "già" khi tên này đang tìm cách chạy trốn.
-
Điện ảnh2 ngày trướcNhững năm qua, nữ diễn viên "Hồng lâu mộng" có cuộc sống rất im ắng. Khi nghe tin nữ diễn viên xinh đẹp mắc căn bệnh hiểm nghèo, nhiều khán không khỏi bàng hoàng.
-
Điện ảnh2 ngày trướcKhán giả sốt ruột vì tìm mỏi mắt không có preview "Độc đạo" tập cuối trong khi hầu hết các tình huống họ đoán trong 35 tập phát sóng đều sai bét.
-
Điện ảnh3 ngày trướcTrong "Độc đạo" tập 35, ông trùm Quân "già" giam giữ Khương, ép Hồng phải giao chuyến hàng cuối cho mình.
-
Điện ảnh3 ngày trướcTrong “Độc đạo”, Thu Huyền vào vai vợ ông trùm luôn phải tìm cách giữ chồng nhưng ngoài đời, chị có cuộc sống hạnh phúc bên ông xã là mối tình đầu.
-
Điện ảnh4 ngày trướcTrong "Độc đạo" tập 34, Hồng hốt hoảng khi Quân "già" bắt cóc em trai trong chính ngày sinh nhật Tuyết.
-
Điện ảnh6 ngày trướcTrong 5 thầy trò Đường Tăng thì Sa Tăng là nhân vật gây nhiều tò mò nhất khi xuất thân thực sự cho đến nay vẫn là một bí ẩn nhất.