Trần Tú 'Người phán xử' xin đi tù trước khi phim bấm máy
Trước khi "Người phán xử" bấm máy, Doãn Quốc Đam xin vào trại giam để tìm chất liệu chân thực cho vai Trần Tú.
Trước khi "Người phán xử" bấm máy, Doãn Quốc Đam xin vào trại giam để tìm chất liệu chân thực cho vai Trần Tú. Nhưng, khi phim đang gây bão màn ảnh, nam diễn viên lại ẩn dật ở quê.
Doãn Quốc Đam được nhận xét là một trong những diễn viên trẻ xuất sắc trong phim Người phán xử. Thông minh, mưu lược, tham vọng, tính toán đến từng ánh mắt - cách xây dựng nhân vật Trần Tú - của nam diễn viên nhận được nhiều khen ngợi từ giới chuyên môn lẫn công chúng.
Doãn Quốc Đam tốt nghiệp ngành diễn xuất của Đại học Sân khấu - Điện ảnh Hà Nội. Anh là diễn viên quen thuộc trên màn ảnh, thường vào vai phản diện. Ảnh: VFC. |
- Đảm nhận vai Trần Tú – một nhân vật có số phận, có tính cách – trong "Người phán xử’ – bộ phim gây bão màn ảnh suốt 3 tháng gần đây, cuộc sống của anh thay đổi như thế nào?
- Cuộc sống của tôi không có nhiều thay đổi vì tôi vẫn sống ở Thái Nguyên. Gia đình vẫn vậy nhưng các bác trong họ hàng thì cũng tự hào vì có thằng cháu làm diễn viên.
Quán cà phê nhỏ của tôi cũng được nhiều người tìm đến vì sự hiếu kỳ. Nhưng tôi không thích điều đó lắm. Tôi muốn mọi người đến vì không gian mà tôi đã thiết kế chứ không phải vì vai diễn trên phim của chủ quán.
- Trong khi những diễn viên khác nhờ hiệu ứng của bộ phim mà trở thành gương mặt đắt show quảng cáo, sự kiện và thu về số tiền “khủng”, anh lại chọn lối sống gần như “ẩn dật” ở quê nhà, tại sao vậy?
- Nhiều người bảo tôi không năng động, không biết làm truyền thông. Nhưng thực sự là tôi không muốn làm quá nhiều vì dễ bị chai sạn cảm xúc. Người diễn viên mất cảm xúc sẽ bị nhạt. Thế nên, ngoài thời gian nhận các dự án phim và phải đi quay liên tục thì tôi nghỉ ở nhà, làm kinh doanh thêm.
Tôi chỉ ở Hà Nội khi làm phim vì quen sống ở Thái Nguyên, sáng thức dậy là có thể phóng tầm mắt ra xa. Nếu ở Hà Nội nhìn đâu cũng toàn thấy bốn bức tường, tôi không sống được. Nói là ở ẩn cũng được.
Hơn nữa, tính tôi cũng không thích rùm beng dù nhiều người bảo như thế là dại dội. Ra ngoài đường, khán giả hỏi tôi có phải diễn viên không, tôi thường lắc đầu cười và bảo mọi người nhầm.
Tôi chỉ muốn một cuộc sống bình thường, ít người để ý, ra vỉa hè ăn uống cũng thoải mái chứ không phải nắn nót, chỉn chu. Nói chung tôi là người rất “lệch”.
- Tính cách của anh ngoài đời vẻ như khác rất nhiều so với sự mưu lược, tính toán, thủ đoạn và tham vọng của nhân vật Trần Tú mà anh đảm nhận. Anh đã đến với vai diễn này như thế nào?
- Ngay từ ngày đầu casting, bên sản xuất đã gọi tôi xuống thử vai. Hôm ấy có đầy đủ thành viên trong hãng, sau khi casting xong, anh Mai Hiền dặn tôi sớm sắp xếp thời gian. Tôi còn nghĩ là anh ấy trêu.
Sau đó, tôi nhận lời đóng thêm phim Lặng yên dưới vực sâu. Lúc đầu, tôi định từ chối phim này nhưng anh Đỗ Thanh Hải gọi điện bảo cả hai phim đều do VFC thực hiện, cứ đóng phim kia đi, Người phán xử sẽ quay trước và chờ đến những phân đoạn của tôi thì quay sau.
Thực ra, Trần Tú không phải nhân vật quá mới với tôi. Kiểu nhân vật này tôi từng làm rồi nhưng tầm của Trần Tú thì hơn hẳn các nhân vật trước đó.
Trần Tú là người tham vọng, mưu lược, tàn bạo và lạnh lùng. Tú thậm chí muốn xây dựng một đế chế riêng không kém gì ông trùm Phan Quân. Một nhân vật có số phận như vậy khiến tôi thích thú.
Trước Người phán xử, Quốc Đam tham gia các bộ phim như Bản di chúc bí ẩn, Chạm tay vào nỗi nhớ, Khi đàn chim trở về phần 4, Mạch ngầm vùng biên ải, Lựa chọn cuối cùng,... |
- Một nhân vật giang hồ có tầm, chứ không chỉ là những kẻ “đầu trộm đuôi cướp”. Có phải ngay khi đọc kịch bản anh đã muốn thử sức với nhân vật này?
- Tôi thường rất thích những vai cá tính, thậm chí là nghiện. Khi đọc kịch bản, tôi cảm thấy Trần Tú là nhân vật có thể sáng tạo và tôi sẽ không bê nguyên 100% kịch bản vào vai diễn.
Thế nhưng cũng phải tiết lộ Trần Tú không phải là nhân vật mà tôi hứng thú nhất, lúc đầu khi đọc kịch bản, tôi lại bị cuốn hút vào vai chính. Tôi tự hỏi là tại sao mình lại không được mời vào vai Phan Hải vì thực sự là tôi rất muốn, có ai đánh thuế ước mơ đâu nhỉ (cười).
Tất nhiên, anh Việt Anh làm rất tốt vai này nhưng nếu là tôi, với tư duy và định hướng khác, tôi sẽ không xây dựng nhân vật như vậy. Tôi vẫn giữ tinh thần của kịch bản cho vai diễn này nhưng cách thể hiện, tinh thần của diễn viên thì sẽ khác.
- Nhân vật Phan Hải do diễn viên Việt Anh thể hiện gây ấn tượng vì được xây dựng vừa ngông cuồng, ngổ ngáo vừa trẻ con, buồn cười. Nếu là anh, anh sẽ có cách thể hiện khác như thế nào?
- Tôi sẽ vẫn giữ sự dữ dằn, cục cằn, làm việc một cách không suy nghĩ như anh Việt Anh xây dựng nhưng tôi sẽ không làm nhân vật quá “láo” đến mức như thế. Khi nói chuyện với bố Phan Quân, tôi sẽ không “phồng mang, trợn má” mà sẽ vừa chừng hơn nhưng vẫn toát được sự không bằng lòng.
Thêm nữa, trong cách xưng hô với Lương Bổng, tôi sẽ vẫn gọi là “chú”, xưng “cháu” chứ không phải “ông – tôi”. Tất nhiên vẫn có sự không tôn trọng vì Phan Hải coi Lương Bổng chỉ như một quản gia, nhưng Phan Hải ít tuổi hơn nên tôi sẽ xưng cháu.
Hoặc trong cách giao tiếp với bà Hồ Thu, tôi cũng sẽ không quát tháo và nhìn mẹ với ánh mắt thách thức, cáu ghét như vậy. Tôi nghĩ càng yêu mẹ bao nhiêu lại càng tốt bấy nhiêu, con trai, kể cả giang hồ vốn luôn yêu quý mẹ mình mà.
- Trong quá trình chuẩn bị cho vai diễn Trần Tú, nghe nói anh đã xin vào ở trong trại giam một thời gian để có những trải nghiệm chân thực nhất, thực hư thế nào?
- Tôi phải tìm đủ chất liệu xung quanh, từ chính giới giang hồ đến môi trường của người ta, trong đó có môi trường trong trại. Quá trình vào trại trải nghiệm, tôi mới cảm thấy thực tế trong đó khác xa so với tưởng tượng bên ngoài.
Cách đánh nhau, cách làm "vũ khí" từ những vật dụng rất đơn giản của những người trong đó, khiến tôi thực sự ngỡ ngàng.
Trong Người phán xử, nam diễn viên đảm nhận vai Trần Tú - con nuôi phản bội của ông trùm Phan Quân. Ảnh: VFC. |
'Từng muốn đặt biệt danh cho nhân vật Trần Tú'
- "Người phán xử" được quay suốt hơn một năm, cách đây không lâu đoàn làm phim lại tập hợp để quay thêm tập mới. Suốt thời gian đó, anh gặp phải những khó khăn gì?
- Tôi làm hai phim cùng lúc. Thế nên, nhiều ngày liên tiếp, tôi vừa quay ở Sơn Tây cho Người phán xử, xong lại về nhà Thái Nguyên, đến 3h sáng thì đi Lạng Sơn để quay Lặng yên dưới vực sâu. Mùa đông, thời tiết ở hai địa điểm quay có sự chênh lệch, tôi cũng gặp vấn đề về sức khỏe.
Ngoài ra, khi chuyển tiếp giữa hai phim, có những lúc tôi bị chệch. Giờ xem lại, tôi cũng thấy tiếc nuối khá nhiều cảnh. Ví dụ như cảnh tôi cầm chai bia đập Phan Hải. Nếu diễn lại, tôi sẽ làm lạnh lùng hơn. Thực ra, cầm chai bia thì không nặng nhưng đập ra sao thì là cả một vấn đề.
- Trong "Lặng yên dưới vực sâu", anh đóng vai nam chính nhưng rõ ràng sức nóng thì không thể bằng vai Trần Tú trong "Người phán xử". Anh có nghĩ rằng số phận của người diễn viên, đôi khi lại vụt sáng nhờ những vai phụ?
- Tôi quan niệm vai nào cũng quan trọng, hay hay không, chất liệu nhiều hay ít là do mình. Mẹ Khanh (NSND Lê Khanh) vẫn dặn tôi là đầu lúc nào cũng phải nghĩ, dừng nghĩ là đầu dừng lại.
Vai nào tôi cũng suy nghĩ, ngay cả vai quần chúng. Nói thật, tôi lại rất thích những vai quần chúng. Ví như tên giang hồ "cỏ" gõ đùi gà vào đầu ông trùm Phan Quân cũng là một vai thú vị, có đất cho diễn viên.
Cứ làm hết mình, để lại ấn tượng hay không lại là chuyện khác. Khi quay Người phán xử, tôi đâu biết là phim này sẽ hot như vậy. Quan trọng là suốt quá trình thực hiện, mình đã làm hết mình và không ngại ngần bày tỏ quan điểm.
Bộ phận thu thanh của phim bực mình với tôi rất nhiều vì một vài phân cảnh, tôi nói rất nhỏ. Bộ phận âm thanh bảo tôi nói to lên, tôi bảo không cần, chỉ cần nói vừa đủ. Tôi không thích kiểu rõ tiếng ăn tiền. Lúc nào cũng thoại to, dễ thành thoại sân khấu.
Nôm na là tôi chỉ tính toán khi làm nghề, còn sức ảnh hưởng của vai diễn lại thuộc về khán giả.
Doãn Quốc Đam hiện sống tại Thái Nguyên và chỉ về Hà Nội khi có những dự án phim. Ảnh: FBNV. |
- Không ít khán giả thắc mắc vui rằng trong khi các nhân vật khác trong "Người phán xử" đều có biệt danh như Thế “Chột”, Hùng “Cá Rô”, Lân “Sứa”, Hải “Khùng” thì anh em Tuấn – Tú lại không có. Anh phản hồi như thế nào về sự khác biệt này?
- Khán giả có thể tự đặt biệt danh cho anh em Tuấn – Tú. Tôi thấy nhiều người đã gọi Tuấn là Tuấn “Đần” vì ngu quá. Trong khi, Phan Hải lưu Tú trong danh bạ điện thoại là Tú “Vịt”, nhưng tôi lại thấy gọi là Tú “Rắn” thì hợp hơn.
Khi nhận kịch bản, đúng là anh em Tuấn – Tú không có biệt danh gì, chỉ được ghi là Trần Tuấn – Trần Tú. Có lúc, tôi cũng nghĩ hay mình đề xuất một biệt danh gì đó cho nhân vật vì giang hồ mà tên đẹp quá cũng kỳ. Nhưng sau đó, tôi thấy biệt danh hay không, không hề ảnh hưởng đến tinh thần của bộ phim và số phận của nhân vật.
-
Điện ảnh11 giờ trướcKhi khán giả vẫn đang bức xúc vì cái kết đau đớn dành cho Hồng, ê-kíp "Độc đạo" xoa dịu người hâm mộ bằng một ngoại truyện đặc biệt quy tụ tất cả các nhân vật trong phim.
-
Điện ảnh12 giờ trướcChỉ một bức ảnh đã khiến khán giả xôn xao suy đoán phim giờ vàng VTV "Độc Đạo" phần 2 đã khởi quay. Có đúng vậy không?
-
Điện ảnh12 giờ trướcDiễn viên Thanh Huế cho biết cô bị “ném đá” dữ dội, thậm chí nhiều khán giả đòi đánh sau khi tập cuối bộ phim “Độc đạo” lên sóng.
-
Điện ảnh1 ngày trướcDiễn viên Minh Tiệp hé lộ dự án phim mới của VFC có sự tham gia của NSND Công Lý khiến khán giả tò mò.
-
Điện ảnh1 ngày trướcDiễn viên "Hồng lâu mộng" qua đời vì bệnh nan y. Hiện, gia đình đang tổ chức tang lễ cho cô tại quê nhà.
-
Điện ảnh1 ngày trước"Độc đạo" không chỉ thành công về mặt nội dung mà còn được đánh giá cao nhờ cách dàn dựng, quay phim, và sự đầu tư công phu vào từng chi tiết. Bộ phim đã tạo nên một làn gió mới, khác biệt hoàn toàn so với những bộ phim cùng thể loại trước đây.
-
Điện ảnh1 ngày trướcHình ảnh Hồ Ngọc Hà vào vai cô giáo trong phim 'Chiến dịch trái tim bên phải' từ 19 năm trước bất ngờ được lan truyền khiến fan trầm trồ.
-
Điện ảnh2 ngày trướcTrong "Độc đạo" tập cuối, Hồng đánh nhau, quyết chiến sinh tử với Quân "già" khi tên này đang tìm cách chạy trốn.
-
Điện ảnh2 ngày trướcNhững năm qua, nữ diễn viên "Hồng lâu mộng" có cuộc sống rất im ắng. Khi nghe tin nữ diễn viên xinh đẹp mắc căn bệnh hiểm nghèo, nhiều khán không khỏi bàng hoàng.
-
Điện ảnh2 ngày trướcKhán giả sốt ruột vì tìm mỏi mắt không có preview "Độc đạo" tập cuối trong khi hầu hết các tình huống họ đoán trong 35 tập phát sóng đều sai bét.
-
Điện ảnh3 ngày trướcTrong "Độc đạo" tập 35, ông trùm Quân "già" giam giữ Khương, ép Hồng phải giao chuyến hàng cuối cho mình.
-
Điện ảnh3 ngày trướcTrong “Độc đạo”, Thu Huyền vào vai vợ ông trùm luôn phải tìm cách giữ chồng nhưng ngoài đời, chị có cuộc sống hạnh phúc bên ông xã là mối tình đầu.
-
Điện ảnh4 ngày trướcTrong "Độc đạo" tập 34, Hồng hốt hoảng khi Quân "già" bắt cóc em trai trong chính ngày sinh nhật Tuyết.
-
Điện ảnh6 ngày trướcTrong 5 thầy trò Đường Tăng thì Sa Tăng là nhân vật gây nhiều tò mò nhất khi xuất thân thực sự cho đến nay vẫn là một bí ẩn nhất.