Vừa ra Tết xong, bà chủ nhàtrọ nơi tôi ở đã thông báo từ tháng sau (tháng 3) sẽ tăng giá điện lên 3.000đồng một kwh với lý do “giá điện tăng”.

>>
>>
>>
>>
>>


Bình thường hai vợ chồng tôi không dám dùng tủ lạnh, ủi đồ cũng hạn chế, chỉ xàimột máy quạt, một bóng tuýp, một nồi cơm điện, môt chiếc ti vi mà mỗi tháng đãhết ngót nghét 100.000 tiền điện. Bây giờ tăng thêm 1.000 đồng một kwh quả làkhó lại càng khó. Đó là chưa kể vừa sau Tết giá xăng cũng tăng 590 đồng một lít.

Với mức lương công nhân, chưa tới 2 triệu đồng một tháng, năm 2009 hai vợ chồngchắt bóp chỉ vừa đủ sống. Sang năm mới, chưa chi đã thấy tăng điện, xăng, nước,ước mơ dành dụm để xây dựng  tổ ấm nhỏ càng trở nên xa vời.


Dù chỉ tăng 6,8% giá điện hay vài trăm đồng mỗi lít xăng, nhưng thực tế điều mànhững công nhân, sinh viên ở nhà thuê, những người nghèo đang sinh sống tạithành phố đắt đỏ như chúng tôi lo ngại là việc các nhóm hàng hóa, thực phẩm,dịch vụ khác sẽ “cơ hội” đội giá theo. Và cơ quan chức năng nào sẽ quản lý, kiểmsoát các ngành dịch vụ “cơ hội” kia hay chỉ nói suông lúc ban đầu cho êm tai rồilại bỏ mặc cho “quy luật tất yếu”?

Điện, xăng tăng giá, người nghèo thêm lo

Những người dân xóm trọ đau đầu vì giá điện tăng. (Ảnh: Trọng Đảng)

Thêm nữa, giá điện tăng trong bốicảnh còn lạm phát, giá cả tiêu dùng cao, giá xăng và nước cùng tăng bị ảnh hưởngnhiều nhất chính là đại bộ phận người nghèo. Với chuẩn nghèo tại TP HCM 12 triệuđồng mỗi người một năm thì mỗi tháng số tiền phải chi trả cho sinh hoạt phí củangười nghèo đã chiếm nhiều hơn trong một triệu đồng một người mỗi tháng, và vớimức lương của công nhân chúng tôi, như thế nghe đã có vẻ thoát nghèo?
 
Tuy nhiên, thoát nghèo không chỉ đủ ăn, đủ mặc, mà còn cần cho nhiều nhu cầukhác. Giá tiêu dùng tăng cao, người nghèo sẽ phải đối mặt với nhiều nguy cơ rủiro hơn và thậm chí cả những người không thuộc diện nghèo nhưng vẫn nghèo do sinhhoạt phí cao hơn, các khoản dành cho lương thực, giáo dục, giải trí… phải cắtgiảm đáng kể.

Bên cạnh đó người nghèo thường không có tiền để dành, bảo hiểmcũng không và chỉ cần gặp thất nghiệp, bệnh tật hay thiên tai sẽ rơi vào vòngluẩn quẩn không lối thoát của nghèo đói… Như vậy, năm mới, cơ chế mới, liệu cóchính sách nào đi song song với sự tăng giá kia để bảo trợ cho những ngườinghèo?

Theo Bảo Trân
Điện, xăng tăng giá, người nghèo thêm lo