"Nếu đượclựa chọn thứ tự ưu tiên trong tổng thể tái cơ cấu nền kinh tế, tôi sẽ thiết lậpcơ chế minh bạch hóa, công khai hóa thông tin các tập đoàn, tổng công ty Nhànước", TS. Nguyễn Đình Cung, chia sẻ.

Phó Viện trưởng Viện Nghiêncứu Quản lý kinh tế TƯ, TS. Nguyễn Đình Cung, trao đổi với phóng viên Diễnđàn Kinh tế Việt Nam - báo VietNamNet, quanh vấn đề tái cấu trúc nền kinh tếViệt Nam - những việc cấp thiết cần hành động ngay.

Cương quyết giảm đặcquyền, đặc lợi

- Thưa ông, đã có ý kiếncho rằng tầm vóc của chương trình tái cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hìnhtăng trưởng này tựa như công cuộc đổi mới năm 1986, ông đánh giá thế nào vềđiều này?

DNNN kém: Hãy để thị trường trừng phạt

TS. Nguyễn Đình Cung (ảnh Phạm Huyền)

TS. Nguyễn Đình Cung:Trước tiên, năm 1986, tôi chưa phải là người trải nghiệm, là người trongcuộc thời kỳ ấy đổi mới ấy. Tuy nhiên, tôi nghĩ rằng, bất cứ sự thay đổi ởthời điểm nào cũng là sự giằng co đấu tranh giữa các bên liên quan, là sựgiằng co của tư duy ngay cả trong từng cá nhân một. Đây là sự thay đổi khôngdễ dàng gì.

Năm 1986, có một cái khó sovới hiện nay bởi đó là sự thay đổi có tính hệ thống, thay đổi cả ý thức hệ,chuyển từ một nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế theo thểchế thị trường có định hướng xã hội chủ nghĩa, có sự đồng thuận cao trongchính sách. Còn ngày hôm nay, sự thay đổi có bản chất là việc nâng cấp nềnkinh tế thị trường hoàn thiện và hiệu quả hơn.

Tuy nhiên, sự thay đổi ấy sẽkhông thể mang lại lợi ích cho tất cả mọi người, có lẽ phải chấp nhận có sựhoán đổi giữa lợi ích ngắn hạn và lợi ích trung, dài hạn, có thể phải hisinh lợi ích cá nhân, lợi ích cục bộ để có được lợi ích chung, lợi ích toàncục. Cuộc thay đổi này sẽ có người được, người mất.

Trong khi đó, chúng ta cònphải thực hiện đồng thời với hai nhiệm vụ lớn khác, xuất phát từ điều kiệnhiện nay, là phải kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô.

Mức độ khó khăn vì thế là vôcùng lớn. Như nếu chúng ta làm được, câu chuyện điều hành kinh tế Việt Namsẽ sang bước một tầm cao mới, tạo đột phá về chất lượng tổng thể. Vì thế, cóngười nói đây là cuộc cải cách lớn, cuộc đổi mới lần hai.

- Thưa ông, trong đề ántrình Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ đã chọn ba lĩnh vực tập trung táicơ cấu là đầu tư công và cơ chế quản lý phân cấp,doanh nghiệp Nhà nước và lĩnh vực ngân hàng. Phải chăng, đây là 3lĩnh vực yếu kém nhất và là điểm tắc của sự phát triển hiện nay?

Thứ nhất, cơ chế phân cấpthực chất là cơ chế lợi ích. Nếu để như hiện nay thì rõ ràng không ổn nữa.Tôi không muốn gọi việc tái cơ cấu cơ chế phân cấp là sự thiết lập lại kỷcương quản lý đầu tư mà chỉ muốn coi, đó là một sự thay đổi tất yếu. Trướcđây, chúng ta tập trung quyền về Trung ương quá, sau đó, để phát huy tínhnăng động của các địa phương nên đã phân cấp quyền cho họ nhiều. Trong quátrình này, chúng ta cũng đạt được những kết quả nhất định nhưng rõ ràng, giờcơ chế này không còn hợp lý nữa.

Như nguyên bộ trưởng TrầnXuân Giá đã từng nói nhiều và tôi rất ủng hộ quan điểm này, muốn tập trungđược nguồn lực hiệu quả thì trung ương phải quyết.

Thực ra, Luật Đầu tư 2005không nói đến phân cấp mà cơ chế đó nằm trong các Nghị định của Chính phủ.Vì vậy, việc điều chỉnh này thuộc thẩm quyền kiểm soát của Chính phủ nênđiều chỉnh sẽ thuận lợi hơn.

Đối với DNNN, lâu nay, chúngta đã đánh giá tương đối thống nhất là, hoạt động của khu vực này là kémhiệu quả, đầu tư của Nhà nước cũng là kém hiệu quả so với các nguồn đầu tưkhu vực khác. Tỷ trọng đầu tư Nhà nước đang chiếm tới hơn 40% tổng đầu tư xãhội. Và do đó là vốn của Nhà nước nên Nhà nước có thể thay đổi nhanh chóngcơ chế quản lý, phân bổ sử dụng nguồn lực này.

DNNN kém: Hãy để thị trường trừng phạt
Ưu tiên số một nên là công khai, minh bạch hoá hoạt động của các DNNN để tránh đặc quyền, đặc lợi (ảnh P.Huyền)

Ngân hàng là một lĩnh vựckhông những tác động lớn tới kinh tế vĩ mô mà còn là khu vực huy động vàphân bổ nguồn lực của cả mọi thành phần kinh tế trong xã hội. Cải thiện hệthống này thì chính là cải cách được kênh quản lý, sử dụng vốn rất lớn củatoàn dân. Nếu chúng ta làm cho nguồn lực này được quản lý vận hành an toànhơn, sử dụng hiệu quả hơn, thì đồng thời sẽ tác động làm ổn định kinh tế vĩmô vững chắc hơn.

Ưu tiên số một là côngkhai, minh bạch

- Thưa ông, nhiều ý kiếnđã nói tái cơ cấu đến nay vẫn chưa đụng đậy. Vào năm 2012, theo ông, Chínhphủ phải làm được những gì để được coi là đã bắt tay thực sự và có kết quả?

Năm 2012, rõ ràng bối cảnhhiện nay bắt buộc chúng ta phải có những hành động chính sách cụ thể, phảihành động cụ thể ngay chứ không dừng lại ở định hướng không thôi.

Hai việc mà Chính phủ cần thểhiện được là phân bổ vốn đầu tư và cơ chế phân cấp. ở năm 2012, việc phân bổvốn phải thể hiện dứt điểm mục tiêu tái cơ cấu: tập trung cho dự án thực sựưu tiên của ưu tiên, lựa chọn của lựa chọn, cấp thiết, sắp hoàn thành đểgiải quyết được những điểm nghẽn hạ tầng kinh tế.

Việc cụ thể thứ hai là có thểban hành luật về quản lý đầu tư Nhà nước, sửa đổi luật Ngân sách Nhà nước,điều chỉnh lại các công cụ pháp luật để có chế tài phân bổ nguồn lực tốthơn.

Nhưng như tôi đã nói, các vấnđề này liên quan đến cơ chế lợi ích nhóm nên cần sự quyết tâm chính trị cao,sự cương quyết mạnh mẽ của những người đứng đầu Chính phủ. Chỉ có điều chỉnhlại việc sử dụng nguồn đầu tư công là tín hiệu rõ nhất cho thấy tái cơ cấunền kinh tế đang được thực thi.

DNNN kém: Hãy để thị trường trừng phạt
Tỷ trọng đầu tư Nhà nước vẫn đang chiếm tới hơn 40% tổng đầu tư xã hội (ảnh P.Huyền)

- Thưa ông, điểm nóng nhấtcủa chất lượng nền kinh tế nằm ở các DNNN độc quyền. Vậy, tái cơ cấu khu vựcnày nên bắt đầu từ đâu?

Năm 2012, nếu được chọn ưutiên số một, tôi sẽ chọn cơ chế công khai hóa, minh bạch hóa thông tin đốivới tập đoàn, tổng công ty Nhà nước. Nhà nước phải ban hành cơ chế này. Tôinghĩ rằng, đây là ưu tiên số một trong rất nhiều việc phải làm để tái cơ cấunền kinh tế nói chung.

Đây là việc dễ làm, ít tốnkém nhất và có tác động lớn. Khi áp dụng được cơ chế này, các DNNN công khaithông tin như trên thị trường chứng khoán thì đó sẽ là sức ép buộc các ôngchủ quản lý ở đó cũng phải ứng xử theo cơ chế thị trường, những thứ đặcquyền, đặc lợi sẽ phải bộc lộ ra và khi đó, thay đổi để giảm đi những đặcquyền đặc lợi đó sẽ dễ hơn.

Nếu được chọn tiếp ưu tiên sốhai, tôi lưỡng lự giữa hai vấn đề: một là, thiết lập một thể chế tậptrung thống nhất, chuyên nghiệp, có hiệu lực, hiệu quả quyền chủ sở hữu củaNN tại các DNNN; hai là, thiết lập một cơ chế buộc DNNN phải xóa hếtmọi ưu đãi, đặc quyền đặc lợi, buộc họ cạnh tranh theo cơ chế thị trường vàhọ sẽ bị trừng phạt đầy đủ bởi cơ chế thị trường nếu hoạt động kém.

Tuy nhiên, vì đây là hai việckhông dễ làm, mặc dù sẽ có tác động rất lớn nên tôi lưỡng tự và chỉ xếp thứtự ưu tiên sau.

Nếu năm 2012 làm được việcnày thì tôi cho là sẽ một bước tiến lớn trong quản lý DNNN. Cơ chế đó buộccác DN này phải theo chuẩn mực quản lý, và nếu họ theo tiêu chuẩn quốc tếthì còn là một bước tiến cao nữa. Chỉ có minh bạch thông tin thì cơ chế thịtrường mới vào được, nhiều thứ lợi ích nhóm sẽ bị hạn chế, triệt tiêu.

DNNN hay vin vào chuyện nhậpnhằng giữa nhiệm vụ công ích và nhiệm vụ kinh doanh. Nhưng khi minh bạch ra,ta sẽ nắm được nhiệm vụ nào đáng giao, nhiệm vụ nào làm được và khi đó, nếuDNNN bị giao quá nhiều nhiệm vụ công ích chẳng hạn thì mọi người cũng sẽ nắmđược giá phải trả cho việc đó ở mức nào?

Theo VEF.VN