Chênh lệch quá lớn giữa lãi suấtcho vay VND và ngoại tệ khiến các doanh nghiệp đổ xô đi vay USD. Theo Ngân hàngNhà nước TP.HCM, trong bảy tháng đầu năm dư nợ ngoại tệ tăng đến 19,18%, gấp gầntám lần so với tăng trưởng tín dụng bằng VND.

Trong khi đó tăng trưởng huy độngngoại tệ chỉ 3,33%.

Vay nhiều do lãi thấp

Ông Nguyễn Băng Tâm, chủ tịch hộiđồng quản trị Công ty cổ phần Sản xuất - kinh doanh xuất nhập khẩu Bình Thạnh(Gilimex), cho biết từ đầu năm 2011 đến nay doanh nghiệp toàn vay USD vì lãisuất (LS) chỉ dao động 6-7%. Trong khi đó nếu vay bằng VND phải trả LS trên20%/năm.

Đổ xô vay... USD
Dư nợ ngoại tệ đã tăng vọt trong những tháng đầu năm (Ảnh: T.Đạm)

Tổng giám đốc một công ty xuấtnhập khẩu hàng tiêu dùng tính toán với khoản vay 200.000 USD (tương đương 4,12tỉ đồng), mỗi tháng chỉ phải trả lãi gần 27,2 triệu đồng. Còn nếu vay bằng VNDvới LS 21%, mỗi tháng phải trả lãi hơn 72 triệu đồng.

Trước đây khi tỉ giá biến động,lúc vay USD doanh nghiệp còn phải dự phòng thêm khoản biến động tỉ giá vài phầntrăm nên tính ra không lợi bao nhiêu so với vay bằng VND. Tuy nhiên trong nhữngtháng đầu năm, tỉ giá chỉ loay hoay trong khoảng 20.500-20.600 đồng/USD đã khiếnnhu cầu vay USD tăng đột biến, một số ngân hàng (NH) đã xé rào.

Hiện trần LS huy động USD là2%/năm nhưng nếu khách hàng gửi trên 5.000 USD, LS huy động là 3%/năm, còn trên10.000 USD là 4%/năm. Nhiều NH tích cực chào mời khách hàng gửi USD không kỳ hạnsang dạng tiền gửi có kỳ hạn, với khoản gửi chỉ từ 1.000 USD.

Áp lực lên tỉ giá

Theo tổng giám đốc một NH cổ phầnlớn tại quận 1 (TP.HCM), quy định trần LS ngoại tệ khiến huy động vốn ngoại tệtại NH giảm đến 10-15%. Sự mất cân đối giữa huy động và cho vay ngoại tệ khiếnNH đối mặt với thiếu hụt thanh khoản USD do nhu cầu vay USD tăng, trong khinguồn tiền gửi USD chủ yếu là ngắn hạn.

Thời gian qua LS cho vay USD tănglên rất nhanh, từ 5-6%/năm đến nay đạt 7,5%/năm do NH phải huy động USD với LSthực tế 3,5-4%/năm. Phó tổng giám đốc một NH có thế mạnh về xuất nhập khẩu chobiết tại NH này tăng trưởng tín dụng bằng ngoại tệ cũng cao hơn hẳn so với VND.Do vậy, trường hợp đến quý 4 khi các khoản vay này cùng đáo hạn sẽ gây áp lựcrất lớn lên tỉ giá.

Đủ lực để bình ổn thị trường

TS Lê Xuân Nghĩa, phó chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia, cho rằng tăng trưởng tín dụng ngoại tệ sáu tháng đầu năm cao hơn gấp đôi so với cùng kỳ năm ngoái, do vậy áp lực lên tỉ giá rất lớn khi các doanh nghiệp đến hạn mua USD trả nợ, gây hiện tượng căng thẳng nhất thời trên thị trường ngoại hối. Tuy nhiên, theo ông Nghĩa, gần đây NH Nhà nước đã mua được khá nhiều USD nên hi vọng có đủ lực để bình ổn thị trường.

Giám đốc Sở giao dịch 2 một NH cổphần lớn cho biết nguồn vốn ngoại tệ cho vay trung dài hạn tăng 17% trong khihuy động ngoại tệ sụt giảm.

Trên thực tế dù NH Nhà nước đã tăng tỉ lệ dự trữ bắtbuộc bằng ngoại tệ hoặc phải có văn bản cam kết bán ngoại tệ của NH, tuy nhiêndo tỉ giá ổn định suốt thời gian dài nên nhiều NH sẵn sàng cam kết bán ngoại tệcho các doanh nghiệp  khi đáo hạn. Nhiều doanh nghiệp lợi dụng chênh lệch LS đãvay USD sau đó bán lấy VND gửi NH.

TS Lê Thẩm Dương, trưởng khoaquản trị kinh doanh Đại học Ngân hàng TP.HCM, cho rằng thời gian qua tín dụngngoại tệ tăng quá nóng. Ông Dương đề xuất nên tăng tỉ lệ dự trữ bắt buộc bằngngoại tệ nhằm tăng LS cho vay USD, đồng thời siết chặt quy định về vay ngoại tệ.Lâu dài tiến đến giảm dần LS cho vay bằng VND, kiên quyết lộ trình chống đôlahóa nền kinh tế, chuyển dần từ quan hệ vay mượn sang mua bán.

Thông thường quý 3 và quý 4 nhậpsiêu tăng cao do doanh nghiệp phải nhập nguyên liệu về sản xuất hàng hóa phục vụtết, thời điểm này nhiều khoản vay ngoại tệ sẽ đáo hạn. Do vậy theo ông Dương,NH Nhà nước nên có biện pháp mạnh tay để kìm cương tín dụng ngoại tệ nhằm tránhtình trạng căng thẳng tỉ giá vào những tháng cuối năm.

Theo Ánh Hồng
Tuổi trẻ