Cặp đôi số 1 miền Tây: Vợ hồi két vài trăm tỷ, chồng sang Mỹ làm lớn

Cặp vợ chồng đại gia thủy sản miền Tây Chu Thị Bình - Lê Văn Quang dồn dập đón tin vui trên con đường chinh phục mục tiêu tỷ USD

Cặp vợ chồng đại gia thủy sản miền Tây Chu Thị Bình - Lê Văn Quang dồn dập đón tin vui trên con đường chinh phục mục tiêu tỷ USD từ nửa thập kỷ trước. Nhưng rủi ro đang rình rập và cũng lớn hơn bao giờ hết.

CTCP Tập đoàn Thủy sản Minh Phú (MPC) của Chủ tịch Lê Văn Quang vừa công bố những kết quả kinh doanh 2018 với sản lượng thủy sản xuất khẩu tăng 19,5% so với cùng kỳ, kim ngạch xuất khẩu tăng 7% lên hơn 750 triệu USD. Dự kiến lợi nhuận trước đạt 1,2 ngàn tỷ đồng.

Đây là một kết quả đáng ghi nhận trong bối cảnh nền kinh tế thế giới gặp nhiều khó khăn, giá  tôm - mặt hàng xuất khẩu chính của Thủy sản Minh Phú - giảm tới 25% do nguồn cung lớn từ Ấn Độ.

Năm 2018, giá tôm nguyên liệu Việt Nam bất ngờ cạnh tranh tốt với giá tôm nguyên liệu thế giới nhờ áp dụng công nghệ nuôi tôm mới (nuôi trong ao nổi, khung thép, đáy lót bạt).  Năm 2018, MPC nắm giữ gần 5% thị phần tôm thế giới và trở thành “công ty chế biến tôm lớn nhất thế giới.”

Thị trường chính của MPC tiếp tục là Mỹ, Nhật, EU, Canada và Hàn Quốc.

Năm 2019, Minh Phú cũng đón nhận khá nhiều tin vui với việc giá tôm nguyên liệu có thể còn giảm thấp nữa nhờ công nghệ nuôi mới, quy mô ao của người dân mở rộng; MPC không thuộc diện bị áp thuế chống bán phá giá của Mỹ.

Gần đây, MPC cũng đã hé lộ thông tin hợp tác với đối tác Nhật, vừa có thêm một nguồn vốn lớn (vài trăm triệu USD) vừa có thêm đối tác để mở rộng thị trường tại Nhật.

Trước đó, gia đình ông Lê Văn Quang bà Chu Thị Bình cũng đón nhiều tin vui. Giấc mơ tỷ USD đang dần trở thành hiện thực sau nhiều năm gặp khó khăn. Bà Chu Thị Bình cũng rút về vài trăm tỷ đồng sau vụ bị thụt két tại Ngân hàng xuất nhập khẩu Việt Nam - Chi nhánh TP.HCM (Eximbank TP.HCM). 

Cặp đôi số 1 miền Tây: Vợ hồi két vài trăm tỷ, chồng sang Mỹ làm lớn-1

Ông Lê Văn Quang, bà Chu Thị Bình - đại gia thủy sản miền Tây.

MPC đang triển khai một loạt các kế hoạch khủng: tăng vốn điều lệ, bán cổ phần cho nhà đầu tư chiến lược ngoại (một kế hoạch từ lâu nhưng chưa thực hiện được), đầu tư nhà máy, bầu nhân sự mới…

Theo đó, MPC đã thông qua kế hoạch đầu tư nhà máy tôm tẩm bột với sản lượng 40.000 tấn/năm vào năm 2020.

Trong ĐHĐCĐ mới đây, Lê Văn Quang, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc MPC, cho biết cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung nổ ra đã đưa mức thuế nhập khẩu tôm tẩm bột của Trung Quốc vào Mỹ từ mức 0% lên 10% và lên 25% vào cuối năm 2018.

Cũng Nghị quyết ĐHCĐ bất thường gần đây, MPC đã được thông qua việc đầu tư 1 kho lạnh 10.000 pallet tại Los Angeles và 1 kho 10.000 pallet tại New York. 

Mặc dù cổ phiếu hồi phục khá ấn tượng trong vài ngày gần đây, nhưng nhìn chung trong 3-4 tháng qua MPC vẫn còn giảm khá nhiều, từ mức đỉnh khoảng 53.000 đồng/cp xuống còn 42.000 đồng/cp như hiện tại.

Trên thực tế, kế hoạch xây thêm nhà máy, kho bãi để đẩy mạnh xuất khẩu vào Mỹ có thể giúp MPC gia tăng xuất khẩu. Tuy nhiên, rủi ro vào thị trường này không hề nhỏ. Trong nhiều năm qua, Mỹ nổi tiếng với việc bảo hộ các doanh nghiệp trong nước. Cuộc chiến chống bán phá giá được Mỹ thực hiện trong nhiều năm qua và các doanh nghiệp đối mặt với nhiều khó khăn.

Chính quyền ông Donald Trump cũng rất thực dụng, có thể sẽ hạ thuế với Trung Quốc nếu đạt được thỏa thuận thương mại và sẽ quay mũi dùi sang các nước khác để lần lượt đạt được các mục tiêu của mình.

Hiện tại Mỹ đang hướng mũi dùi vào Trung Quốc nhưng cũng có thể hướng sang các nước khác, trong đó không loại trừ sẽ có Việt Nam sau đó.

Trong khi ngành thủy sản đối mặt với rất nhiều bấp bênh, từ đầu ra cho tới nguyên liệu đầu vào, thì nhiều doanh nghiệp trong đó có Thủy sản Minh Phú của vua tôm Lê Văn Quang còn đối mặt với rủi ro vay nợ, dựa vào đòn bẩy tài chính quá nhiều.

Trên thị trường chứng khoán (TTCK), thanh khoản tụt xuống mức rất thấp. VN-Index lùi dần về ngưỡng 900 điểm. Thị trường thiếu vắng dòng cổ phiếu dẫn dắt.

Sau vài phiên tăng điểm, ngay cả nhóm được hưởng lợi từ CPTPP như dệt may, thủy sản cũng bị chốt lời mạnh và nhiều mã giảm khá sâu.

Một số công ty chứng khoán (CTCK) vẫn có những cái nhìn thận trọng trong các dự báo.

CTCK Bảo Việt (BVSC) cho rằng, áp lực chốt lời ở các cổ phiếu vốn hóa lớn khiến thị trường chịu áp lực giảm điểm. Thị trường có thể sẽ tiếp tục giảm về vùng hỗ trợ 888-896 điểm trong các phiên tới trước khi hồi phục trở lại.

SHS dự báo, trong phiên giao dịch cuối tuần, VN-Index có thể sẽ có một nhịp điều chỉnh nhằm test lại lực cầu quanh ngưỡng hỗ trợ gần nhất tại 900 điểm (MA20). Nhà đầu tư nên hạn chế mua vào trong giai đoạn này do xu hướng hiện tại vẫn là rủi ro và khó chịu. Nếu đang có tỷ trọng cổ phiếu cao trong danh mục có thể tận dụng những phiên hồi phục để bán giảm tỷ trọng.

Đóng cửa phiên giao dịch ngày 17/1, VN-Index giảm 6,81 điểm xuống 901,89 điểm; HNX-Index giảm 0,06 điểm xuống 101,92 điểm. Upcom-Index giảm 0,03 điểm xuống 53,29 điểm. Thanh khoản toàn thị trường đạt 150 triệu đơn vị, trị giá 2,8 ngàn tỷ đồng.

Theo VietNamNet


thị trường chứng khoán

đại gia

Vợ Chồng


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.