Coca-Cola thu hồi sản phẩm nghi nhiễm độc tại Trung Quốc

“Gã khổng lồ” Coca-Cola ngày hôm qua cho biết sẽ thu hồi một lô đồ uống hiệu Pineapple Pulpy Milky của hãng này tại thị trường Trung Quốc, do có sử dụng loại đạm whey nhiễm độc của công ty Fonterra.

“Gã khổng lồ” Coca-Cola ngày hôm qua cho biết sẽ thu hồi một lô đồ uống hiệu Pineapple Pulpy Milky của hãng này tại thị trường Trung Quốc, do có sử dụng loại đạm whey nhiễm độc của công ty Fonterra.

Người tiêu dùng Trung Quốc lại hoang mang vì sữa nhiễm độc
Người tiêu dùng Trung Quốc lại hoang mang vì sữa nhiễm độc

Tờ Thượng Hải nhật báo dẫn thông báo chính thức được Coca-Cola phát đi ngày hôm qua khẳng định, hãng này sẽ thu hồi lô sản phẩm Pineapple Pulpy Milky tại 3 tỉnh của Trung Quốc.

Cụ thể, lô sản phẩm Pineapple Pulpy Milky bị nghi nhiễm độc có có ngày sản xuất 5/3/2013, tại tỉnh Vân Nam (3273 hộp), tỉnh Quảng Tây (788 hộp) và tỉnh Quảng Đông (14.967 hộp).

“Sau các nỗ lực truy tìm và triệu hồi sản phẩm tiếp theo, chúng tôi có thể xác nhận việc sử dụng 25 kg đạm whey bị ảnh hưởng của Fonterra chỉ giới hạn trong phạm vi một lô hàng Minute Maid Pineapple Pulpy Milky, sản xuất ngày 5/3/2013 tại nhà máy ở Đông Quản”. Các sản phẩm sau đó chỉ được phân phối tới 3 tỉnh nêu trên.

“Những sản phẩm này đều an toàn cho người tiêu dùng do mức nhiệt độ cực cao mà chúng tôi sử dụng trong quá trình sản xuất cùng với độ a xít thấp, có tác dụng khử trùng các thành phẩm cuối cùng”, Coca-Cola khẳng định.

“Để làm người tiêu dùng yên tâm hơn nữa, chúng tôi đang phối hợp với chính quyền và chủ động thu hồi sản phẩm thuộc lô hàng này”.

Trước đó, hôm 2/8, “gã khổng lồ” ngành sữa thế giới Fonterra công bố việc một số sản phẩm đạm whey mà hãng này sản xuất tháng 5/2012 bị phát hiện nhiễm vi khuẩn clostridium botulinum. Đây là loại vi khuẩn có khả năng gây liệt cơ.

Người tiêu dùng hoang mang

Theo Tân Hoa Xã, vụ việc đã khiến niềm tin của người tiêu dùng Trung Quốc vào sữa bột nhập khẩu bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Không ít cư dân mạng nước này đã thể hiện sự giận dữ đối với vụ bê bối sữa của một thương hiệu ngoại được tin cậy từ lâu.

Zheng Juan, một bà mẹ có con 2 tuổi tại thành phố Thiên Tân cho biết chị sẽ không mua sữa bột New Zealand nữa, bởi loại vi khuẩn này thật đáng sợ. “Chúng tôi từng nghĩ rằng sữa bột nhập khẩu tốt hơn các sản phẩm trong nước”, Zheng nói.

Người tiêu dùng nước này cũng không hài lòng khi Fonterra chậm công bố thông tin bởi sản phẩm nhiễm độc được sản xuất từ tháng 5/2012, nhưng phải đến tháng này vấn đề mới được công bố.

Theo Zhu Yi, phó giáo sư khoa học thực phẩm và dinh dưỡng đại học nông nghiệp Trung Quốc, clostridium botulinum có thể phát triển bên trong các thực phẩm đóng hộp được chế biến, đóng gói hay bảo quản không đảm bảo, do đó sẽ là nguy cơ cho trẻ dưới 1 tuổi.

Từ Chủ nhật vừa qua, các nhà nhập khẩu Trung Quốc đã bắt đầu thu hồi và niêm phong các sản phẩm của Fonterra sản xuất, sau khi cơ quan chức năng công bố 4 công ty tại Trung Quốc đã nhập khẩu sản phẩm đạm whey nghi nhiễm độc.

4 nhà nhập khẩu này bao gồm hãng thực phẩm và đồ uống lớn nhất Trung Quốc Hangzhou Wahaha Health Food Co., Ltd., Hangzhou Wahaha Import &Export Co., Ltd., Shanghai Tangjiu (Group) Co., Ltd. và Dumex Baby Food Co., Ltd. có trụ sở tại Thượng Hải. Các công ty này được Cơ quan quản lý thực phẩm và dược phẩm Trung Quốc yêu cầu ngừng bán và thu hồi toàn bộ các sản phẩm nêu trên.

Các sản phẩm sữa ngoại đã trở thành lựa chọn của nhiều người tiêu dùng Trung Quốc sau một loạt bê bối thực phẩm trong nước. Nghiêm trọng nhất là vụ sữa nhiễm hóa chất melamine năm 2008 khiến 6 trẻ em thiệt mạng và hàng trăm trẻ bị bệnh.

Theo hải quan Trung Quốc, chỉ riêng nửa đầu năm nay, nước này nhập khẩu 371.000 tấn sữa bột từ New Zealand, chiếm 83,3% tổng lượng sữa nhập khẩu. Vụ việc mới nhất này có thể sẽ là cơ hội cho các nhà sản xuất trong nước của Trung Quốc giành lại khách hàng.

Theo Dân Trí



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.