Tiết lộ lý do đại gia Đặng Phước Thành - Vinasun thủng túi trăm tỷ

Đại gia Đặng Phước Thành thủng túi vì Uber và Grab nhưng những nhiều quỹ đầu tư và nhà đầu tư nhỏ lẻ còn thiệt hại nhiều hơn

Đại gia Đặng Phước Thành thủng túi vì Uber và Grab nhưng những nhiều quỹ đầu tư và nhà đầu tư nhỏ lẻ còn thiệt hại nhiều hơn vì đã trót tin tưởng vào thương hiệu đầu ngành và khả năng giải quyết khủng hoảng của doanh nhân kỳ cựu.

Chỉ trong vòng 1 năm, trong khi cả thị trường chứng khoán Việt Nam tăng vượt bậc, VN-Index lọt top 10 chỉ số tăng nhanh nhất thế giới, nhiều cổ phiếu đầu ngành như Thế Giới Di Động (MWG), Vingroup (VIC), Hòa Phát (HPG), Viet Jet Air (VJC)… đồng loạt lên mức giá cao kỷ lục thì cổ phiếu của hãng taxi đầu ngành Việt Nam Vinasun (VNS) của ông Đặng Phước Thành rớt xuống vùng thấp nhất 1 năm qua.

Từ mức khoảng 35 ngàn đồng/cp, VNS hiện còn 17.800 đồng/cp. Túi tiền của ông Đặng Phước Thành, chủ tịch Vinasun bốc hơi gần 50%, tương đương hàng trăm tỷ đồng.

Hàng loạt các quỹ đầu tư cũng đã “ôm hận” với khoản đầu tư vào Vinasun do tin tưởng rằng Grab, Uber chưa thể chiếm lĩnh thị trường Việt Nam. Sau vài năm đầu tư vào Vinasun, quỹ đầu tư đến từ Singapore như GIC, TAEL đã lỗ vài chục phần trăm.

chứng khoán,cổ phiếu ngân hàng,cổ phiếu bất động sản,VN-Index,cổ phiếu chứng khoán,Nguyễn Thị Phương Thảo,Phạm Nhật Vượng,Trần Đình Long,Đặng Phước Thành,Vinasan,Uber,Grab,Nguyễn Đức Tài
Cổ phiếu phân hóa mạnh.

Vào thời điểm đầu tư, VNS là cổ phiếu rất tiềm năng. Vinasun cùng hãng taxi truyền thống như Mai Linh thống trị thị trường taxi Việt Nam. Tuy nhiên, thị phần đã thay đỏi nhanh chóng khi các hãng taxi công nghệ xuất hiện với mức giá rẻ và tiện lợi hơn.

Lần đầu tiên trong năm 2016, Vinasun chứng kiến lợi nhuận giảm. Nửa đầu 2017, tốc độ suy giảm so với cùng kỳ còn lên tới 33%. Thị phần cũng suy giảm rất nhanh chóng.

Cổ đông lớn nhất tại Vinasun là TAEL hiện đang nắm giữ hơn 12,4 triệu cổ phiếu VNS. Với mức giá mua ban đầu 45 ngàn đồng/cp, TAEL có thể đã thua lỗ lên tới 60%, mất hàng trăm tỷ đồng.

Các cổ đông nhỏ lẻ chắc chắn cũng ngấm đòn sau cú trượt dốc của Vinasun. Chủ tịch Đặng Phước Thành mất hàng trăm tỷ và thậm chí còn tính để Vinasun sắp chi tiền mua hãng taxi riêng của mình trong bối cảnh sự áp đảo của Uber và Grab gia tăng trên diện rộng.

Thông tin từ HĐQT cách đây 2 tháng, Vinasun sẽ chi 27 tỷ đồng để nhận chuyển nhượng tài sản là 79 xe ô tô và quyền khai thác kinh doanh Taxi Vinasa tại Đồng Tháp, Vĩnh Long, Cần Thơ và An Giang từ Công ty TNHH MTV Hai Lúa - Công ty riêng của Chủ tịch Đặng Phước Thành.

Đây là diễn biến khá bất ngờ khi mà Vinasun đang tích cực thanh lý xe cũ để thu tiền về đồng thời cắt giảm nhân sự để giảm chi phí.

Trong khi cổ phiếu Vinasun và Mai Linh tụt giảm do vị thế hàng đầu bị lung lay và triển vọng ngày càng mờ mịt thì một số thương hiệu mới nổi tại Việt Nam đang ngày có giá trị. Cổ phiếu tăng giá kỷ lục liên tục trong hơn 9 tháng đầu năm.

Thế Giới Di Động (MWG) của ông Nguyễn Đức Tài viết tiếp câu chuyện giành vị trí đầu bảng trong ngành bán lẻ điện thoại di động và sắp tới có thể là điện máy và dược phẩm. MWG nằm trong danh sách 50 công ty niêm yết tốt nhất Việt Nam 2017 do Forbes Việt Nam bình chọn nhưng ông Tài cho rằng nếu nghĩ doanh nghiệp đã mạnh, không còn đối thủ để cạnh tranh và tự trao cho mình thời gian nghỉ ngơi, mất tập trung thì đây chính là lúc doanh nghiệp bắt đầu đi xuống.

Ông Tài cho rằng, điều quan trọng nhất là cần phải hiểu được nhu cầu khách hàng, thâm lý của khách hàng và theo kịp nhu cầu của khách hàng khong thì sẽ bị tụt hậu.

Hàng loạt các doanh nghiệp đầu ngành tại Việt Nam khác cũng liên tục phát triển và thay đổi theo hướng tập trung phục vụ khách hàng như Tập đoàn Hòa Phát (HPG) của ông Trần Đình Long, Vingroup (VIC) của ông Phạm Nhật Vượng, Viet Jet Air (VJC) của bà Nguyễn Thị Phương Thảo…

Các doanh nghiệp này đều đang thay đổi và phát triển rất mạnh, giữ được vị thế hàng đầu của mình. Tất nhiên, cổ phiếu cũng liên tục lên các đỉnh cao mới với khối ngoại tiếp tục rót vốn vào rất nhiều.

Sự thay đổi trong kinh doanh theo mang tới lợi ích cho khách hàng là yếu tố giúp nhiều doanh nhân Việt đang thành công ở thị trường trong nước.

Nhóm cổ phiếu ngân hàng trong vài phiên gần đây tiếp tục diễn biến tích cực và động lực giúp thị trường chứng khoán quay đầu tăng trở lại sau khoảng 2 tuần chịu áp lực điều chỉnh khá lớn. Dòng tiền bớt thận trọng hơn.

Ngân hàng nằm trong nhóm doanh nghiệp có kết quả kinh doanh tích cực trong quý 3. Bên cạnh đó, nhiều nhóm vật liệu xây dựng, xây dựng… như HPG, HSG, POM… cũng đang được hưởng lợi từ sự sôi động của thị trường bất động sản.

Về tổng thể, thị trường chứng khoán được đánh giá có triển vọng dài hạn vẫn khá tích cực. Quy mô và chất lượng sẽ còn tăng mạnh và đây là yếu tố hấp dẫn các nhà đầu tư lớn trên thế giới.

Các tín hiệu giao dịch trên thị trường trở nên tích cực hơn. Chỉ số VN-Index có thể duy trì đà tăng điểm để thử thách lần thử năm ngưỡng kháng cự tâm lý mạnh 810 điểm, trong khi ngưỡng hỗ trợ khá tốt ở mức 805 điểm.

Khối ngoại đang chốt lời do nhiều cổ phiếu lên đỉnh. Tuy nhiên, nhìn chung nhóm ngoại vẫn đang mua ròng. Họ mua ròng tổng cộng khoảng 500 triệu USD từ đầu năm tới nay. Khối ngoại gần đây đang dồn tiền vào các cổ phiếu hạ tầng như HUT hay đợt IPO gần đây của Idico.

Đóng cửa phiên giao dịch ngày 9/10, VN-index tăng 1,16 điểm lên 808,96 điểm; HNX-Index tăng 0,77 điểm lên 108,75 điểm. Upcom-Index tăng 0,04 điểm lên 54,14 điểm. Thanh khoản đạt 223 triệu cổ phần được giao dịch. Giá trị đạt khoảng 4,1 ngàn tỷ đồng, thấp hơn so với mức trung bình những tuần sôi động gần 4,8 ngàn tỷ đồng hồi tháng 6-7.

Theo VietNamNet


cổ phiếu

thị trường chứng khoán

Đặng Phước Thành

Vinasun


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.