Từ 1/1/2020, nhiều chính sách về tiền lương có hiệu lực

Từ 1-1-2020, hàng loạt quy định mới về tiền lương sẽ chính thức có hiệu lực pháp luật.

Từ 1-1-2020, hàng loạt quy định mới về tiền lương sẽ chính thức có hiệu lực pháp luật.

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 90/2019/NĐ-CP quy định mức lương tối thiểu (LTT) vùng với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động.

Tăng lương tối thiểu vùng lên đến 240.000 đồng/tháng

Theo đó, mức LTT vùng áp dụng cho người lao động làm việc ở doanh nghiệp tại:

- Vùng I: Tăng 240.000 đồng/tháng từ 4,18 triệu đồng/tháng lên 4,42 triệu đồng/tháng;

- Vùng II: Tăng 210.000 đồng/tháng từ 3,71 triệu đồng/tháng lên 3,92 triệu đồng/tháng;

- Vùng III: Tăng180.000 đồng/tháng từ 3,25 triệu đồng/tháng lên 3,43 triệu đồng/tháng;

- Vùng IV: Tăng 150.000 đồng/tháng từ 2,92 triệu đồng/tháng lên 3,07 triệu đồng/tháng.

Từ 1/1/2020, nhiều chính sách về tiền lương có hiệu lực-1

Công nhân ở vùng I sẽ được nâng lương tối thiểu 240.000 đồng/tháng, từ 4,18 triệu đồng/tháng lên 4,42 triệu đồng/tháng

Đây là mức thấp nhất làm cơ sở để doanh nghiệp và người lao động thỏa thuận, trả lương. Nếu trong điều kiện lao động bình thường thì tiền lương phải không thấp hơn mức LTT vùng với người làm công việc giản đơn nhất…

Thay đổi địa bàn áp dụng lương tối thiểu vùng

Cũng theo Nghị định này, sẽ có một số thay đổi trong việc áp dụng mức LTT vùng của một số địa bàn. 

Cụ thể:- Chuyển từ vùng III lên vùng II: huyện Đồng Phú (tỉnh Bình Phước); TP. Bến Tre, huyện Châu Thành (tỉnh Bến Tre).

- Chuyển từ vùng IV lên vùng III: huyện Đông Sơn, huyện Quảng Xương (tỉnh Thanh Hóa), huyện Nghi Lộc, huyện Hưng Nguyên, thị xã Cửa Lò (tỉnh Nghệ An), huyện Ba Tri, huyện Bình Đại, huyện Mỏ Cày Nam (tỉnh Bến Tre).

Như vậy, so với năm 2019, số địa bàn áp dụng mức LTT vùng vùng I giữ nguyên; vùng II tăng 03 địa bàn; vùng III tăng 08 địa bàn; vùng IV giảm 08 địa bàn. Theo đánh giá của các cơ quan chức năng, việc tăng LTT vùng không chỉ tăng mức thu nhập cơ bản cho người lao động (NLĐ) để đảm bảo cuộc sống hàng ngày mà còn tác động lớn đến chi phí đóng BHXH của các doanh nghiệp.

Công chức ngành Ngân hàng có hệ số lương cao nhất đến 8,0

Đây là nội dung nổi bật nêu tại Thông tư số 12/2019/TT-NHNN do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành quy định chức danh, mã số ngạch, tiêu chuẩn nghiệp vụ và cách xếp lương các ngạch công chức ngành ngân hàng.

Theo đó, công chức ngành ngân hàng gồm 6 chức danh: Kiểm soát viên cao cấp, Kiểm soát viên chính, Kiểm soát viên, Thủ kho, Thủ quỹ và Kiểm ngân.

Từ 1/1/2020, nhiều chính sách về tiền lương có hiệu lực-2

Nhân viên ngân hàng

Trong đó, Kiểm soát viên cao cấp là công chức loại A3 nhóm 1 có hệ số lương cao nhất đến 8,0 và mức lương hiện tại là 11,92 triệu đồng/tháng. Đến 01/7/2020, khi mức lương cơ sở tăng lên 1,6 triệu đồng/tháng thì mức lương của nhóm đối tượng này sẽ tăng lên 12,8 triệu đồng/tháng…

Lương Kế toán viên cao nhất đến 12,08 triệu đồng/tháng

Mã số, tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ và cách xếp lương ngạch công chức ngành kế toán được Bộ Tài chính quy định tại Thông tư số 77 năm 2019 .

Theo đó, Kế toán viên cao cấp được xếp lương theo công chức loại A3, nhóm 2; Có hệ số lương từ 5,75 - 7,55 và trong năm 2020 có mức lương cụ thể như sau:

- Từ nay đến 30-6/2020: Từ 8,568 triệu đồng/tháng  - 11,25 triệu đồng/tháng;

- Từ 1-7-2020 trở đi: Từ 9,2 triệu đồng/tháng - 12,08 triệu đồng/tháng.

Theo LuatVietNam

Xem link gốc Ẩn link gốc https://luatvietnam.vn/tin-van-ban-moi/quy-dinh-moi-ve-tien-luong-186-23188-article.html

người lao động

tiền lương


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.