Nà Hang (Tuyên Quang) có nhiềucảnh đẹp "hút hồn" du khách, có những món ngon dân tộc lạ lẫm. Đến Nà Hang thìphải ở lại đêm, để sáng dậy sớm dạo lòng hồ, nghe hương núi rừng thấm đẫm...
Từ Hà Nội, ngược Quốc lộ 2 chừng180 km, đi tiếp đường DT176 chừng 70 km nữa, là đến Nà Hang. Đây là huyện vùngcao xa nhất của tỉnh Tuyên Quang. Tiếng dân tộc Tày, Nà là ruộng, Hang là cuối.Nà Hang chính là miền ruộng cuối của xứ Tuyên mộng mơ, sơn thủy hữu tình, córừng già nguyên sinh với loài vọoc mũi hếch đã được ghi trong sách đỏ, có nhữngcô sơn nữ xinh đẹp biết chế biến nhiều món ăn thật đậm đà bản sắc.
![]() |
Mấy năm gần đây, Nà Hang có hồthủy điện. Nhiều dãy núi cao sừng sững thuộc địa phận 5 xã của Nà Hang đã bịnhấn chìm dưới lòng hồ, hình thành một hồ nước trên 8.000 ha rộng mênh mông, làmnguồn năng lượng cho nhà máy thủy điện Tuyên Quang, công suất chỉ sau thủy điệnSơn La. Đây là nơi gặp của sông Năng từ Ba Bể (Bắc Cạn) và sông Gâm từ Bắc Mê(Hà Giang).
Xôi ngũ sắc và gà rang
Ngủ đêm tại Nà Hang, dậy từ lúcmặt trời mới nhô lên khỏi đỉnh núi để thực hiện chuyến du lịch lòng hồ, bạn sẽđược chủ thuyền chuẩn bị một bữa điểm tâm bằng đặc sản Nà Hang. Đó là xôi ngũsắc, được đồ từ gạo nếp không kém gì nếp Tú Lệ của Yên Bái. Ngũ sắc (xanh, đỏ,tím, trắng) tượng trưng cho ngũ hành, được nhuộm bằng các thứ là từ rừng nguyênsinh Tát Kẻ - Bản Bung.
Trong làn sương còn giăng trắngmặt hồ, bạn sẽ được thưởng thức món xôi ngũ sắc với thịt gà rang gừng. Hơi ấmcủa gừng, chất dẻo thơm của nếp và vị ngậy mà không béo của thịt gà cùng vớichút rượu ngô nồng nàn nấu bằng men là sẽ khiến bạn như đang trong chốn bồng laitiên cảnh. Để rồi khi xong bữa điểm tâm trên thuyền, cũng là lúc mặt trời đã làmmỏng dần biển sương dày đặc.
![]() |
Trong khói sương bảng lảng trênmặt hồ, bạn sẽ bắt gặp cảnh sắc vô cùng kỳ thú. Này là ngọn núi cô độc, mang tênNgàm Đăng Vài - theo truyền thuyết là chiếc cọc buộc trâu của Đế Thích. Này làngọn Pắc Tạ - ngọn núi cao nhất trong số 99 ngọn núi của vùng ruộng cuối Nà Hang- tương truyền là nơi năm xưa có đàn phượng hoàng đến đậu.
Này là đền Pắc Tạ,Pắc Vãng - tương truyền là nơi thờ nàng vợ yêu của Chiêu Văn Vương Trần NhậtDuật. Cạnh cột đá Ngàm Đăng Vài, có dãy núi sừng sững in bóng xuống mặt hồ,khiến du khách tưởng mình đang ở Vịnh Hạ Long. Thỉnh thoảng, bạn sẽ gặp các dòngthác Khuổi Bốc, Khuổi Nhi đổ từ trên cao. Trông xa, thác như dải lụa trắng vắttừ đỉnh núi. Khi đến gần, thác réo ầm ầm, bọt nước tung trắng xóa. Không giancực kỳ trong trẻo và mát lạnh.
Kết thục chuyến du ngoạn mặt hồ, bạn có thể vàobất cứ khách sạn hay nhà nghỉ nào trong thịtrấn. Những chủ nhà nồng hậu sẽ mời bạn chénrượu ngô nồng nàn cất từ men lá và giới thiệunhững món ăn quê núi.
Này là thịt bò khô xàomăng chua làm món khai vị với rượu ngô. Này làcá dầm xanh anh vũ hấp gừng, nghệ. Loài cá nàychỉ sống ở vùng nước thật sạch, thật lạnh, trướcđây chuyên dùng để tiến vua.
Trong cái lạnh củanúi rừng vùng cao, nhấp chén rượu được cất từnhững hạt ngô lớn lên trong hốc đá núi, ủ vớimen lá làm từ loại cây đao lấy từ rừng giànguyên sinh, và thưởng thức miếng cá tiến vuathơm nồng vị gừng, vàng tươi sắc nghệ, bạn sẽmặc sức tưởng tượng mình là ngư ông trên dòngGâm thơ mộng, hay là hoàng đế sống trong cungđiện cưa cũng chẳng sao. Rượu cao độ, bạn cũngđừng sợ "đổ", vì thực đơn của bạn bao giờ cũngđược nhà hàng khuyên nên có thêm bát canh cá nấuchua và đĩa rau dớn xào, hoặc nộm.
Rau rừng
Rau dớn thuộc loài dương xỉ,thường mọc bên suối, nơi núi cao mát lạnh. Bà con dân tộc Tày Nà Hang gọi raudớn là Phéc cút. Dường như tiếng róc rách của suối và địa hình uốn lượn củanhững triền núi khiến cho ngọn rau nào cũng cong cong hình dấu hỏi, vươn theohướng con nước len lỏi giữa rừng già.
Trước đây, rau dớn là thức ăn đỡ cơn đóilòng của bà con miền núi. Nay rau dớn trở thành đặc sản, có mặt ở các nhà hàngchốn thị thành. Nhưng phải ăn rau dớn ở Nà Hang, chế biến bằng nước nguồn và cáchương vị núi rừng Nà Hang mới cảm nhận được hết vị ngon thơm nguyên bản của loạirau này.
![]() |
Rau hái về, được phơi qua nắngcho hơi héo rồi chần bằng nước sôi. Nếu làm nộm sẽ được bóp qua muối, vắt kỹ, vàtrộn cùng vừng lạc, tỏi, ớt, giấm, đường. Khác các món nộm miền xuôi, nộm raudớn được trộn cùng thịt bò khô xé nhỏ, thêm chút hương vị thảo quả, hoa hồi, làmthực khách cảm nhận được đầy đủ hơn các hương vị của núi rừng Nà Hang. Ngoài mónrau dớn xào. Cũng là những cọng rau đã phơi hơi héo, được đầu bếp nhanh tay đảođều trên mỡ nóng, thêm vài nhánh tỏi, chút mẻ đã ngấu. Người có kinh nghiệmthường xào lẫn vài chiếc lá đu đủ non, để rau dớn xào không bị nhớt.
Với đĩa rau xanh nõn, điểm xuyếtnhững miếng tỏi trắng tinh, và hương vị đặc trưng của mẻ, bạn có thể vừa thưởngthức vừa nghe kể về công dụng của loại rau này. Lá rau dớn non giữa sạch giã nhỏcó thể làm cầm máu vết thương, thân, rễ giửa sạch, thái nhỏ sắc lên có thể điềutrị sốt rét... Một nhà thơ của Tuyên Quang đã từng viết riêng một bài về rau dớnvới những câu thật da diết "Dòng suối cong để bền sức chảy/Tìm ra sông vềbiển hiến mình/Búp rau dớn cong đậm đà hương vị/Bữa cơm thường nồng đượm tìnhquê!"
Mỗi ngọn núi, con thác, dòng suốiở Nà Hang đều gắn với một truyền thuyết đầy hấp dẫn và kỳ thú. Ngày xuân đi thămNà Hang, bạn sẽ được khám phá cảnh đẹp hoang sơ huyền bí cùng những truyềnthuyết ấy và thưởng thức những món ăn ngon, lạ khó quên trong đời.
Theo Hà Linh