- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Bà lão trong bức ảnh ôm hôn tạm biệt "cậu Vàng": Tui sợ mình chết nên bán nó cho nhà giàu chăm, ai ngờ nửa đêm nó tìm về...
Bà lo chu toàn cho tụi nhỏ có nhà có cửa, rồi bà nhắm mắt xuôi tay.
“Con ơi, Nội hổng còn tiền nuôi nữa, thôi con về với cô chủ mới, cô cho con đồ ăn ngon chỗ ở đẹp… Bà nói thế, nó nghe xong, nó buồn lắm! Nó hôn tạm biệt bà rồi chịu chui vô bao nằm cho người ta bắt đi. Bà tủi, bà khóc, vì có con chó mà cũng bán để lấy tiền. Thôi Có Lý thương, đừng trách bà".
- Thế sau này, nếu còn cơ hội Có Lý trở về, Nội có nhận lại cháu hông? Tôi hỏi.
- Thôi thôi cậu ơi! Nó đã đi rồi thì đừng luyến lưu tui làm gì nữa. Có thương tui thì giấu tụi nó giúp tui nghen. Bà nghèo, ở với bà tội nghiệp!!!
Bà lão một Có Lý, hai Có Lý, ba tiếng cũng gọi Có Lý,… Nói xong, rồi ôm mặt khóc rưng rưng.
Ở đây, Có Lý là hai con chó bà nuôi từ tấm bé. Lý lớn thì bà nhặt từ bãi rác, Lý nhỏ mới sinh, hôm thiếu túng quá bà buộc lòng phải bán.
Người ta trả bà 200 ngàn, bà đổi ra 5 vỉ thuốc uống. Nhưng bà đành bán Có Lý không phải vì thiếu tiền, thiếu thuốc… Mà vì bà sợ, ngày nào đó, bà không tỉnh lại, Có Lý bỏ cho ai? Bà lo chu toàn cho tụi nhỏ có nhà có cửa, rồi bà nhắm mắt xuôi tay.
Ngày 14/10, trên mạng xã hội lan truyền bức ảnh chụp lại khoảnh khắc một bà cụ ngồi khom lưng bán chó ở lề đường QL.50 (Q.8, TP.HCM). Lúc giao chú chó cho người chủ mới, bà bật khóc nức nở, ôm vội vào lòng hôn thắm thiết tạm biệt. Câu chuyện cảm động ấy đã khiến vô vàn người xót thương. Người chụp bức ảnh, bạn Phuong Phuong chia sẻ:
“Bà cháu hun từ biệt nhau.
'Con chuẩn bị về với cô ngoan nhé, con hôn bà 1 cái đi, về với cô ngoan ngoan’ - đó là những lời bà nói cùng bé cún khi chuẩn bị cho bé vào bao về nhà mới. Vừa cho bé vào bao bà vừa khóc, tủi thân vì phải bán nó đi.
Thương bà, thương mẹ con bé cún”.
Theo đó, bà cụ tên là Ba Bê, năm nay 75 tuổi. Hơn 10 năm nay, bà Bê sống một mình trong căn nhà ọp ẹp 5 mét vuông ở Bến Bình Đông (Q.8, TP.HCM).
Nửa tháng trước, bà Bê trở bệnh nặng, tưởng chừng không qua khỏi. Cái bụng nhịn đói bắt đầu phát tướng la đau, nhiều đêm trở mình bà nghe xương kêu răng rắc như que củi khô. Bà chỉ còn nằm một chỗ, không đi nhặt cơm thừa, thịt bỏ về cho tụi nhỏ được nữa.
Rồi tụi nó nhịn đói. Một hôm, hai Có Lý con làm liều đi gặm xương vụn về nhà, ngấu nghiến. Một con nuốt cố bị mắc cổ, chết tức tưởi. Bà Bê khóc mấy ngày mấy đêm.
“May còn một con á cậu. Tui thương lắm, muốn đi chôn mà đâu có ra khỏi giường được. Tui gói nó vô gói giấy, đặt trước cửa nhà để chờ xe rác ngang qua, dặn: Cậu có thương đừng vứt mà chôn nó hộ tui. Tui có lỗi quá, vì tui mà nó chết đói”.
Hồi bà còn khỏe, người ta qua nhà dặm hỏi mua mấy con Có Lý, bà một mực không bán, “nghèo thì nghèo, tụi nó là con cháu tui…”. Vậy mà, từ lúc đổ bệnh, tụi nhỏ bỏ đói, bà nghĩ ngợi nhiều lắm! Đêm, bà ôm 2 con chó còn lại vào lòng, thủ thỉ: ngày mai Nội bán con cho nhà giàu nghen? Có Lý nghe, vùi đầu vào lòng bà, ngủ ngon lành.
Hôm sau, bà bỏ Có Lý nhỏ vào cái bao bố, xách bộ đi xa để rao bán. “Tui đi cả buổi chiều mà hổng ai mua cậu. Mệt quá, tui mới ngồi xuống đường lớn, sợ người ta hổng thấy còn ghi thêm chữ “Bán” to tướng nữa. Tui tính rồi, chỉ bán Cái Lý cho nhà nào giàu, để nó ăn sung mặc sướng thôi.”
Có cô văn phòng đi ngang qua, thấy thương bà cụ quá mà mua giúp. Bà không để giá, “bao nhiêu cũng bán được, miễn cô đem về nuôi”. Cô gửi lại 200 ngàn, bà đổi ra 5 vỉ thuốc uống mỗi ngày.
Thế mà, lúc giao Có Lý cho người ta, Có Lý buồn! Nó chồm dậy, hôn vội vã lần cuối cùng khuôn mặt nhăn nheo của Nội, rồi kêu lên ư ử, vừa trách vừa thương. Nội nhìn mà không cầm được nước mắt, vừa khóc, vừa ôm chặt con chó mà cầu xin: nếu thương Nội thì quên Nội đi, đến nhà người ta nhớ ngoan.
Nghe xong, Có Lý hiểu chuyện, tự chịu chui vô bọc nằm cho người ta bắt đi. “Tui còn thấy mắt nó ươn ướt nữa! Nhưng biết làm sao được, nó theo tui thì nó chỉ có khổ, có đói… Đêm đầu tiên, không có nó, tui khóc” - bà chép miệng, mếu máo.
Giờ chỉ còn lại Nội với Có Lý lớn bên nhau. Từ ngày mất con, nó giận bà, chẳng buồn chạy nhảy, quẫy đuôi mừng nữa. Bà biết là mình có lỗi, vì lỡ lừa bán con gái nó. Bà thủ thỉ với nó hằng đêm: “Con đừng có giận Nội! Nội chỉ muốn con gái con sống sung sướng hơn thôi. Còn con thì Nội cũng đã tính rồi, cho nhà cô chú này quen, tốt lắm… con đi chuyến này đừng về mà tìm Nội chi khổ”.
Hôm sau, người ta qua nhà bắt chó. Người ta cầm theo cái bao to, sợi dây thừng lớn. Bà cắn răng chịu buồn, dụ Có Lý vào lòng mình, rồi nhắm mắt nhét nó vô bao, cột chặt miệng giao cho người ta.
- Thôi kệ, người ta cũng là người quen mình, có tiền mua đồ ăn cho Lý, Nội chịu… Bà nhủ thầm.
Thế là đã lo xong cho 2 đứa cháu, giờ còn mình bà. Bà toan chuyến này trở đau lần nữa, không có tiền cầm cự thì bà đi luôn. Vậy mà, có hôm nằm trở mình, bà nhớ Có Lý, bà khóc.
“Tui hứa là có nhớ cũng hổng bao giờ tìm tới nhà người ta thăm đâu. Nhà họ ở xa lắm, lúc đi tui còn bịt mắt thiệt kỹ cho nó khỏi nhớ đường về. Vậy mà, tự nhiên nửa đêm, nó xổng xích, chạy về tìm tui thiệt cậu. Nó sợ tới mức run rẩy, chỉ nép bên cạnh người tôi. Thôi tội nghiệp quá, tui đành xin cho nó ở lại…”
Đêm đó, 2h sáng, con hẻm vắng chỉ còn bà cụ nằm ôm con chó vào lòng, khóc. Nước mắt kèm nhèm lăn qua những kẽ hở, chạy dọc theo vết chân chim kéo dài. “Chê nhà giàu rồi, thì ở với Nội có cháo ăn cháo, có rau ăn rau,… Lý đừng bỏ bà nghen”.
Cứ thế, những hôm bà trở mình đau đớn, bà gọi Có Lý tiếng một, nó đã chạy đến nằm cạnh, liếm ngón tay, hôn từng cái một. Động viên và an ủi.
10 năm trước, ông Bê lên cơn bệnh nặng, rồi qua đời. Ông bỏ lại mình bà sống côi cút giữa Sài Gòn.
Hai vợ chồng bà ngày trước cũng có với nhau mụn con gái, hiếu thảo và thương mẹ lắm. Rồi sau cô con gái lấy chồng, năm lần bảy lượt đón má về nhà chăm sóc. Nhưng rồi phía chồng khó khăn, thiếu ăn thiếu mặc,… bà Bê nghĩ mình phiền con quá, thôi lại cắp cái nón quay về Sài Gòn, nhặt rác sống qua ngày.
Cuộc đời chẳng có gì vui, chỉ còn những vất vả, lo toan và nỗi niềm chờ chết!
Cách đây 5 năm, cũng bữa đi nhặt thức ăn thừa, bà gặp con chó nhỏ bị vứt trong xó rác, nằm thoi thóp chờ chết. “Tự nhiên thấy nó giống mình nên tui thương. Nó nhỏ xíu bằng nắm tay chớ nhiêu, mà ghẻ lỡ, ói cả mật xanh,… Tui nghĩ thôi kệ, còn thở thì đem về. Tui ráng lấy lấy thuốc cảm cho nó uống, lấy dầu xoa tay chân cho nó ấm, rồi lấy mềm cho nó nằm cạnh tui.”
Vậy mà, con chó nhỏ như hiểu phận mồ côi, nó cố gắng sống. Mấy ngày sau, bà dành dụm tiền mua cháo trắng về đút, nó không ăn. Bà bèn nhổ nước miếng cho nó uống cầm hơi. Ai dè, nó liếm hết sạch nước lỏng bõng của bà, rồi tự nhiên khoẻ mạnh trở lại.
“Tui nghĩ đúng là cái lý của ông Trời, ai tới số bắt sống là sống, bắt chết là chết,… nó sống được nên tui đặt tên cho nó là Có Lý luôn. Chớ ai đời đặt chó tên Có Lý bao giờ đâu cậu…” - bà cười.
Cứ thế, Có Lý mang ơn bà, chịu sống chuỗi ngày cùng cực nhất với bà. Bà thương, gọi nó là cháu gái, xưng mình là Nội mà đỡ đần, chăm sóc.
Ban ngày, bà đi nhặt rác, tìm được món gì ngon, miếng da heo, thịt nạt, hủ tiếu,… bị người ta bỏ, bà lại nhặt về nhai nhỏ đút Lý một ít, bà nhai một ít cầm chừng.
“Cái gì tui ăn là Có Lý cũng ăn hết, nó chưa bao giờ chê gì cả. Cô bán hủ tiếu thấy khách ăn còn dư thì gọi tui lại lấy. Tui đâu có ngại đâu cậu, vì ngày xưa tui đói, tui quen rồi.”
Từ ngày nuôi Cái Lý, bà Ba lại sống những ngày vui vẻ nhất cuộc đời. Đi đi về về thì đã có con chó đừng chờ cửa, mệt nhọc thì nó quấn ngay chân, vẫy đuôi mừng, đêm lại chui vào lòng bà nằm ngủ… Thế mà, có người qua nhà thấy bà già thương con chó ghẻ, nói: Nghèo không lo nghèo, lo nuôi chó. Bà chẳng thèm để bụng: “Kệ, chỉ cần Có Lý chịu sống với Nội là được!”
Năm trước, Có Lý chịu một anh chó trong xóm, bà Bê vừa mừng vừa lo. Mừng khi bà sắp có thêm cháu chắt cho vui nhà vui cửa, nhưng cũng lo không có tiền bạc để bồi bổ, đỡ cho nó đẻ khoẻ như con cái nhà người ta. Vậy mà, một sáng tỉnh dậy, bà đã thấy 2 con Có Ly con ngọ ngoạy dưới sàn đòi mẹ.
“Cứ nghĩ như vậy là đủ rồi! Có chết cũng nằm cạnh Có Lý mà đi một mạch chẳng nghĩ ngợi gì nữa. Nhưng từ khi con Có Lý chết vì đói, tui mới biết rằng ở với tui, tui nghèo cũng là cái tội á cậu. Thôi thì tui bán cho người ta, để tụi nhỏ được sống sung sống sướng hơn tui…”
- Thế sau này, nếu còn cơ hội Có Lý trở về, Nội có nhận lại cháu hông? Tôi hỏi.
- Thôi thôi cậu ơi! Nó đã đi rồi thì đừng luyến lưu tui làm gì nữa.Có thương tui thì giấu tụi nó giúp tui nghen.. Bà nghèo, ở với bà tội nghiệp!!! Bà nói. Cậu có quen cô nhận nuôi Có Lý thì dặn họ đừng cho nó ăn xương, nhìn to xác vậy chứ cái bụng bé xíu. Hai ba ngày là tắm cho Lý một lần, giống chó xù nên dễ rụng lông lắm. Bữa trưa cho ăn nhiều hơn xíu, cơm trắng Có Lý cũng chưa từng chê đâu… Nói xong, bà mếu, rồi ôm mặt khóc rưng rưng.
Thôi thì cái lý là cái lý ở đời, bắt ai sống thì sống, chết thì chết. Còn Có Lý là Có Lý của bà, dù bà đã đứt ruột bán cho nhà giàu, nhưng cho cùng cũng chỉ vì một chữ thương.
Có Lý đã đi rồi thì phải sống tốt, sống vui, đừng nhớ Nội mà buồn mà tủi.
Có Lý, con nghen!
Theo Helino
-
Đời sống8 phút trướcClip có hơn 7 triệu lượt xem tiết lộ sự thật khiến nhiều người "ngã ngửa": Chiếc kiềng rất lớn mà nhiều cô dâu đeo nhìn như mấy cây vàng, thực chất có thể là 1 chỉ.
-
Đời sống3 giờ trướcKhái niệm "girl’s girl" ngày càng phổ biến và được nhiều người tìm kiếm, nhưng "girl’s girl" là gì và tại sao đó là hình mẫu mà nhiều cô gái muốn trở thành?
-
Đời sống3 giờ trước“Nỗi buồn và sự khổ đau không giết chết được ta. Nhưng bản thân ta sẽ chết dần chết mòn, thậm chí tìm đến điều dại dột vì tự đẩy mình chết chìm trong đau khổ”, chị Hà Thị Hương * (54 tuổi, kinh doanh ngành làm đẹp) chia sẻ.
-
Đời sống4 giờ trướcDù món “quốc dân” này có mùi vị khá mạnh, không phải ai cũng dám thưởng thức, ngay cả với người Việt nhưng vị khách Tây này vẫn ăn ngon lành và liên tục dành lời khen.
-
Đời sống5 giờ trướcKhách dự đám cưới “được ăn, được nói, được gói mang về”. Ngoài ra, đám cưới của chú rể Bình Định còn có nhiều nghi thức lạ lẫm và thú vị.
-
Đời sống8 giờ trướcBên cạnh Labubu, "bé 3" Baby Three, "túi mù" hay "đập hộp mù"... liên tiếp trở thành hot trend gây sốt với các bạn trẻ, "đá thú cưng" cũng là món đồ đang được nhiều người trẻ Trung Quốc ưa chuộng và coi như thú cưng.
-
Đời sống9 giờ trướcChàng trai Bùi Đình Quảng (quê ở Bắc Giang) và cô gái Nguyễn Thị Ngọc Thơ (ở Hà Nội) cùng đến từ Học viện Hậu Cần tình cờ gặp nhau tại một ga tàu nhộn nhịp, để rồi khởi duyên, hẹn hò với sự tương đồng về ước mơ trở thành những quân nhân mẫu mực.
-
Đời sống9 giờ trướcNgoài màu đỏ đặc trưng của bản mệnh Hoả, những chủ nhân tuổi Bính Dần sinh năm 1986 còn hợp với rất nhiều màu sắc xe khác nhau như vàng, nâu hay xanh lá cây,...
-
Đời sống9 giờ trướcChẳng ai có quyền phán xét, đánh giá bạn, trừ khi bạn cho phép họ làm vậy với bạn! Tin tôi đi, bạn ổn mà!
-
Đời sống9 giờ trướcPhố cổ Hội An được bình chọn là một trong 25 thành phố tốt nhất thế giới, điều đó cho thấy sức hút của phố cổ chưa bao giờ "hạ nhiệt".
-
Đời sống11 giờ trướcỞ tuổi 49, con người cần tiến một bước mới để hiểu rõ vận mệnh và tìm thấy giá trị cuộc sống. Nếu vẫn bôn ba khắp nơi, họ có thể không đạt được sự thăng hoa trong đời sống và khó lòng nhận ra giá trị sống.
-
Đời sống11 giờ trướcPhotobooth, thường được gọi là chụp ảnh Hàn Quốc, từng nổi đình đám 15 năm trước rồi bị lãng quên dần, gần đây bỗng bùng nổ thành một "hot trend" trong giới trẻ.
-
Đời sống11 giờ trướcMẹ đẻ tặng con gái 1.000 cây vàng, cô dâu Thanh Hóa đeo “vàng lồng vàng”, hai họ tặng nhiều quà đến mức không kịp kiểm kê... là những đám cưới “gây bão” mạng xã hội năm 2024.
-
Đời sống1 ngày trướcThừa nhận món ăn ngon nhất khi thưởng thức nóng nên vị khách Hàn Quốc dù đổ nhiều mồ hôi vẫn thấy hạnh phúc, xuýt xoa khen và húp cạn cả nước sốt.