- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Bất ngờ khi thầy cúng đưa 'bùa' cho người có bằng đại học hóa tro uống cầu tài
Tôi thực sự không nghĩ rằng người họ hàng vốn có bằng đại học này cũng tin vào những điều như thế.
Mỗi dịp đầu năm mới, nhiều người lại bận rộn cúng bái với hy vọng có thể giải trừ hạn ách, đón nhận may mắn, tài lộc. Không ít người vì quá cuồng tín mà rơi vào cảnh trầm mê, hao tốn tiền của, ảnh hưởng tới sức khỏe, tinh thần của bản thân và cả gia đình.
Trong tâm thức của người Việt, nghi lễ cầu cúng đầu năm là ký thác ước nguyện bình an, tạo khoảng lặng để con người lắng lại sau những bôn ba ngoài xã hội.
Vì thế, những hoạt động tế lễ đầu năm không chỉ đơn thuần là một hoạt động tín ngưỡng, mà còn mang dấu ấn tinh thần. Tuy nhiên, cầu cúng thế nào để hoạt động này thật sự là một nét đẹp văn hóa thì không phải ai cũng biết.
Đừng "hối lộ" thần, Phật
Cầu cúng, tế lễ đầu năm đã chẳng còn xa lạ với chúng ta. Hiện nay, tham gia hoạt động này đã trở thành thói quen của không ít người dân.
Ảnh minh hoạ: Thạch Thảo
Cầu mong điều tốt là không sai nhưng nhiều người đã biến tướng sở cầu của bản thân thành một loại chấp niệm và phó thác cho một thế lực siêu nhiên nào đó.
Những việc như góp nhiều tiền để làm lễ cầu an, cầu siêu, cúng sao giải hạn,... mong nhận được những điều mình "cầu xin", đã biến việc cầu cúng, tế lễ trở thành một hoạt động mê tín.
Ở nhiều nơi, người ta nhét tiền công đức vào tượng Phật, mua bình an bằng những tờ sớ, mua công danh tài lộc bằng những tờ tiền giả hóa vàng. Thiết nghĩ, giả thì sẽ chẳng thể biến thành thật, dù đốt nhiều hay ít.
Tết vừa rồi, tôi ghé thăm nhà họ hàng, vừa hay họ đang cúng bái đầu năm. Chị vợ bảo đang làm lễ cúng sao giải hạn.
Thầy cúng được mời là một vị “biết xem bói” trong thôn. Tôi nghe thầy đó đọc tên lần lượt các thành viên trong gia đình và cả cái xe tải mang biển số XX... Tôi thoáng bất ngờ khi thấy xe cộ cũng có sao chiếu mạng.
Lễ tất, chị vợ bưng chiếc khay đựng mấy bao lì xì dày cộm, được phủ vải đỏ. Chị khúm núm đưa cho thầy cúng, miệng không quên cầu xin vô số điều cho năm mới, thầy cúng đưa lại cái “bùa” tự vẽ, bảo chị đốt thành tro rồi uống cầu tài lộc.
Tôi thực sự không nghĩ rằng người họ hàng vốn có bằng đại học này cũng tin vào những điều như thế.
Thuận tự nhiên, theo nhân quả
Phật từng dạy, trên đời có luật nhân quả. Khi chúng ta gieo nhân lành, tâm thiện, giúp người khác một cách vô tư thì sẽ gặt hái được quả ngọt. Nếu gieo nhân ác, ích kỷ, sân si, thì quả hái được sẽ đắng chát.
Chỉ cần sống thiện lành thì chẳng cần “xin”, điều tốt đẹp cũng tự đến, không sớm thì muộn.
Cúng bái, tế lễ là cách nhớ ơn nguồn cội, soi rọi lại mình, chuyển hóa khổ đau theo chánh pháp, nghĩa là biết tin vào nhân quả, bài trừ điều xấu, dùng cái thiện trong tâm để từng bước kiến tạo cuộc sống của bản thân.
Phật là bậc giác ngộ, dạy cho chúng ta con đường để giải thoát khỏi bể khổ, không trực tiếp giúp chúng ta hết khổ, bởi chỉ có bản thân mới cứu được chính mình.
Làm lễ cầu xin tài lộc mà không chịu đi làm, cầu xin điểm cao mà không chịu học hành, cầu xin những thứ “từ trên trời rơi xuống” mà không muốn cố gắng nỗ lực. Tâm lý ỷ lại này sẽ hủy hoại trí, định, tuệ của mỗi người.
Rồi khi không “xin” được liền sinh lòng bất mãn, coi thường tâm linh, thì chẳng khác gì đang chìm trong nghiệp mà không chịu giải. Vì vậy, đừng tìm cách “hối lộ” thần, Phật, bởi không khéo còn tiền mất, tật mang!
Tuy nhiên, bên cạnh những cái chưa hay thì cũng phải khẳng định rằng còn rất nhiều nét đẹp văn hóa trong việc tế lễ cần được giữ gìn và phát huy.
Đầu năm, dâng mâm cơm nhà với những ước nguyện đầu năm, chẳng cần phải hương khói nghi ngút, chỉ cần một nén tâm nhang bằng tất cả sự chân thành trong sáng, thì bình an khắc tự đến với mọi người.
* Bài viết thể hiện quan điểm của độc giả
Độc giả Nguyên Văn
Theo Vietnamnet
-
Đời sống5 giờ trướcTrước đây, trong nỗi đau cùng cực, người đàn ông ở TPHCM nhiều lần khuyên, hối thúc, thậm chí tìm cách mai mối để vợ có được hạnh phúc mới.
-
Đời sống7 giờ trướcTrong lễ kỷ niệm 50 năm ngày cưới, người cha bật khóc vì xúc động trước tình yêu của vợ và tình cảm của con cháu dành cho mình.
-
Đời sống19 giờ trướcNhững trái cây mạ vàng, khắc chữ, có hình thù độc đáo, kỳ lạ mang lại sự mới mẻ, nhưng liệu có nên dùng chúng để dâng cúng tổ tiên?
-
Đời sống1 ngày trướcLoạt ảnh, video ghi lại khoảnh khắc cô gái 20 tuổi ở Thanh Hóa đấu vật với nam vận động viên từng giành 2 huy chương vàng SEA Games thu hút sự quan tâm của dân mạng.
-
Đời sống1 ngày trướcGia đình nào cũng tổ chức cúng rằm tháng Giêng, nhưng không phải ai cũng biết vì sao ngày 15 tháng 1 Âm lịch lại được gọi là Tết Nguyên tiêu.
-
Đời sống1 ngày trướcLễ kỷ niệm 37 năm ngày cưới của ông Trần Văn Mai và bà Mai Thị Mười là món quà bất ngờ của 6 người con dành cho ông bà nhân chuyến du lịch của đại gia đình vào dịp Tết vừa qua.
-
Đời sống1 ngày trước"Hằng Du Mục đang ở đâu và làm gì trong thời gian qua mà không thấy livestream bán hàng vậy?" - nhiều netizen liên tục thắc mắc.
-
Đời sống1 ngày trướcCộng đồng mạng phản ứng gay gắt với câu nói của bố chàng trai 3 tuần cưới 2 vợ ở Quảng Nam: "Ai cũng cần phải có danh phận, chúng tôi không làm gì sai cả".
-
Đời sống1 ngày trướcNên thực hiện lễ cúng rằm tháng Giêng ở nhà hay trên chùa, có nhất thiết phải cúng ở hai nơi hay không... là điều vẫn luôn khiến nhiều người băn khoăn.
-
Đời sống2 ngày trướcLễ Tình nhân Valentine 14/2 nên tặng gì cho người yêu, cho vợ, cho chồng là nỗi băn khoăn của nhiều người khi ngày đặc biệt này đang đến gần.
-
Đời sống2 ngày trướcNhư linh tính mách bảo, tôi đứng từ xa hướng mắt về bức tượng Phật thầm khấn nguyện với suy nghĩ “Phật vốn tại tâm”.