- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Bộ ảnh cưới thập niên 90 của cô giáo dạy văn được dân mạng khen nức nở
Bộ ảnh cưới theo phong cách thập niên 90 của cô giáo dạy văn được dân mạng khen nức nở vì sự sáng tạo, "chịu chơi" của cặp đôi.
Từ lâu, Trần Kiều Oanh đã ao ước có một bộ ảnh cưới theo phong cách thập niên 90. Khi quyết định lấy chồng, Oanh liên hệ với nhiều studio ảnh cưới ở Bắc Giang – nơi cô đang sống nhưng tất cả đều không “mặn mà” trước ý tưởng này.
Vì thế, khi thấy một ê-kíp ở Ninh Bình đăng bộ ảnh chụp ở ngôi nhà hoang với những ý tưởng hoài cổ, cô đã mê mẩn và liên hệ ngay bất chấp khoảng cách 200km từ nơi mình sống đến địa điểm chụp ảnh.
Bộ ảnh được thực hiện chỉ trước lễ cưới đúng 1 tuần, vào khoảng giữa tháng 1 năm nay.
Cô dâu sinh năm 1987 cho biết, để có được trang phục cô dâu, chú rể của thập niên 90, ê-kíp chụp hình đã phải tìm tới một bác thợ may váy cưới ngày xưa để đặt may chiếc váy mới theo số đo của Oanh nhưng kiểu cách và chất liệu là của phong cách xưa.
Bộ vest của chú rể cũng được mua lại từ bác thợ may này sau khi “lục tung” số hàng tồn mà bác còn giữ lại đến giờ.
“Trang phục của các diễn viên quần chúng chủ yếu được mua từ các cửa hàng bán đồ si (đồ cũ)” – Oanh cho biết.
Chiếc váy cưới của cô dâu được đặt may riêng từ một người thợ may váy cưới ngày xưa
Để chuẩn bị cho buổi chụp ở căn nhà hoang (Yên Khánh, Ninh Bình), vợ chồng cô từ Hà Nam sang từ ngày hôm trước. Đến chiều hôm sau, ê-kíp bắt đầu làm việc và buổi chụp ảnh hoàn tất trong vòng nửa ngày.
“Có một sự cố trong buổi chụp hình, đó là hôm đó gió rất to, trời lạnh hơn bình thường. Chiếc phông chụp bị gió xô đổ nên 2 diễn viên quần chúng phải đứng đằng sau giữ phông. Đội hình bị mất đi 2 người.
Trời hôm đó rất lạnh, trong khi trang phục chụp lại mỏng manh. Các bạn bị lạnh nhưng ai cũng nhiệt tình, không hề than phiền chút nào, khiến mình thấy rất cảm kích”.
Vì yêu thích phong cách này nên đám cưới của cặp đôi cũng được trang trí theo đúng kiểu xưa với sự hợp tác từ những người bạn “cùng tần số”.
Bộ bàn ghế gỗ, chiếc tivi đen trắng, khăn phủ bàn hình con công… được Oanh chuẩn bị rất cầu kỳ. Hội “bạn cùng tần số” của cô cũng rất chịu khó đi tìm những bộ quần áo đúng kiểu để cùng nhau chụp ảnh, lưu giữ kỷ niệm.
“Đám cưới của bọn mình tổ chức giản dị, ít bàn tiệc thôi nhưng được người lớn tuổi khen trang trí đẹp”.
Dù thời tiết gió to, trời rất lạnh nhưng cả ê-kíp luôn nhiệt tình hỗ trợ cặp đôi
Oanh chia sẻ, lần kết hôn này là lần thứ 2 của cả cô và chồng. Trước đó, hai người từng đổ vỡ trong hôn nhân. Hiện Oanh có 2 con riêng, sống cùng mẹ, còn chồng cô có 1 con riêng, sống cùng mẹ của bé.
“Cả hai đều đã ly hôn nhiều năm và không ai nghĩ rằng mình sẽ kết hôn một lần nữa. Chồng mình từng làm việc ở Đài Loan (Trung Quốc) hơn 10 năm. Anh mới về Việt Nam thì bọn mình quen nhau, chỉ khoảng 5 tháng là đi đến hôn nhân ngay vì thấy người kia quá hợp với mình”.
Cô cũng tiết lộ, thực ra cô hơn chồng 2 tuổi, tuy nhiên khoảng cách nhỏ đó không ảnh hưởng gì tới mối quan hệ của cặp đôi.
Oanh hiện là giáo viên dạy văn cấp 2 ở Lục Nam, Bắc Giang. Ngoài giờ làm việc và chăm sóc các con, cô rất thích đi leo núi. Hai người gặp nhau lần đầu tiên cũng là trong một chuyến leo núi. Dù cả hai đã quen nhau trước đó nhưng chính chuyến đi này mới là cơ hội để cặp đôi hiểu nhau hơn và bị thu hút bởi đối phương.
“Anh cũng là người ưa vận động. Mặc dù anh không quá mê leo núi như mình nhưng anh nói, vì mình thích nên anh sẽ đi cùng”.
Cô dâu hiện là giáo viên dạy văn cấp 2 ở Bắc Giang
Cô giáo dạy văn tâm sự, cô vốn rất ngưỡng mộ hôn nhân của các cụ ngày xưa, khi mà mỗi người đều hạ cái tôi của mình xuống để hòa hợp được với người kia trong cuộc sống vợ chồng.
“Mình hay nghĩ, sao ngày xưa các cụ thiếu thốn, khó khăn đến thế mà vẫn sống chung được với nhau rất lâu bền. Còn người trẻ bây giờ lại dễ dàng cắt đứt một mối quan hệ như vậy.
Đó cũng là lý do mình thích những giá trị trong hôn nhân ngày xưa và thực hiện bộ ảnh này với mong muốn bọn mình cũng học hỏi được những điều hay trong cách ứng xử của các cụ.
Trong mối quan hệ này, bọn mình đều nhìn thấy người kia đã hạ cái tôi của mình xuống một chút để cả hai có thể dung hòa được với nhau. Đó là lý do bọn mình quyết định kết hôn để cùng nhau xây dựng một tổ ấm sau những đổ vỡ trong quá khứ”.
Đạo cụ được ê-kíp chụp hình chuẩn bị
Những khung cảnh mang đậm chất miền quê Bắc Bộ xưa
Điệu nhảy sôi động của bạn bè cô dâu, chú rể cũng được tái hiện trong bộ ảnh cưới
Đám cưới cũng được cặp đôi chọn trang trí theo phong cách xưa, rất đẹp mắt, trang trọng
Không thể thiếu những món quà bằng hiện vật, hữu dụng cho cuộc sống vợ chồng về sau
Oanh cho biết, cô hơn chồng 2 tuổi và cả hai đều từng đổ vỡ 1 lần trong hôn nhân
Cổng cưới cũng được trang trí theo phong cách hoài cổ
Bạn bè của Oanh hợp tác rất tích cực trong việc làm nên thành công của một đám cưới phong cách xưa
Oanh cho biết, phần trang trí trong lễ cưới được nhiều người lớn tuổi yêu thích và khen ngợi
Oanh mong rằng, trong cuộc hôn nhân này, mỗi người đều có thể hạ thấp cái tôi của mình xuống một chút để dung hòa với người kia
Chồng Oanh - anh Nguyễn Tiến Dũng vừa trở về nước sau hơn 10 năm làm việc ở Đài Loan
Theo Vietnamnet
-
Đời sống25 phút trướcChuyên gia phong thủy Nguyễn Song Hà gợi ý những điều kiêng kỵ trong ngày vía Thần Tài, giúp mang lại tài lộc, may mắn trong năm mới.
-
Đời sống37 phút trướcLễ cúng cầu an đầu năm là một nghi thức truyền thống, được thực hiện với mong muốn mang lại sự bình an, may mắn cho gia đình.
-
Đời sống1 giờ trướcNăm 2025 tương ứng với năm Ất Tỵ trong Âm lịch. Năm Ất Tỵ bắt đầu từ ngày 29/1/2025 đến hết ngày 16/02/2026 Dương lịch.
-
Đời sống3 giờ trướcCá lóc nướng là lễ vật không thể thiếu trong mâm lễ cúng vía thần Tài của người dân Nam Bộ, tại sao món ăn này lại có vai trò quan trọng như vậy?
-
Đời sống14 giờ trướcĐi lễ đền, chùa đầu năm, ngoài việc cầu bình an, sức khỏe, nhiều người còn xin xăm, bấm quẻ với lòng cầu mong một năm mới an lành, khởi sắc.
-
Đời sống21 giờ trướcCành vàng lá ngọc là lễ vật biểu trưng cho sự phú quý, vậy vì sao lại có quan niệm đầu năm đi lễ không nên đặt cành vàng lá ngọc lên ban thờ?
-
Đời sống1 ngày trướcVới mong muốn các cháu có một chút vốn liếng phòng thân, cụ bà U90 đã tự tay trao tặng mỗi cháu một chiếc nhẫn vàng trong dịp Tết Nguyên đán.
-
Ngày vía Thần Tài 2025 vào thứ mấy? Chuyên gia hướng dẫn cách chuẩn bị đồ lễ cúng Tết Thần Tài chuẩnĐời sống1 ngày trướcNăm 2025, ngày vía Thần Tài sẽ rơi vào thứ Sáu. Để chuẩn bị đồ cúng Tết Thần Tài, mọi người có thể tham khảo hướng dẫn của chuyên gia phong thủy dưới đây.
-
Đời sống1 ngày trướcBài cúng ngày vía Thần Tài có ý nghĩa quan trọng trong đời sống tâm linh và tín ngưỡng của người Việt, đặc biệt là với những người làm kinh doanh, buôn bán.
-
Đời sống1 ngày trướcGiờ đẹp cúng vía Thần Tài và cách nạp tài đón may mắn, tài lộc năm 2025 theo gợi ý của chuyên gia phong thủy Nguyễn Song Hà.
-
Đời sống1 ngày trướcDưới đây là 4 cách kích hoạt tài lộc trong ngày Vía Thần Tài mùng 10 tháng Giêng 2025 Ất Tỵ, bạn có thể tham khảo để đem lại nhiều may mắn, tài lộc trong năm mới.
-
Đời sống1 ngày trướcNgày vía thần Tài, nhiều người đổ xô đi mua vàng với hy vọng mang lại tài lộc, may mắn cho cả năm, tục mua vàng vào ngày vía thần Tài có nguồn gốc từ đâu?
-
Đời sống1 ngày trướcClip ghi lại hình ảnh cháu gái 18 tuổi ngồi đàn hát cùng bà nội 66 tuổi ca khúc "Thì thầm mùa xuân" khiến cộng đồng mạng mê mẩn, khen đây là màn kết hợp tuyệt vời.
-
Đời sống2 ngày trướcTrong tín ngưỡng dân gian Việt Nam, ngày Vía Thần Tài, tức mùng 10 tháng Giêng âm lịch, được coi là một trong những dịp lễ quan trọng để cầu tài lộc và sung túc.