Ngoài 2 ngày tốt nhất để Tạ mộ còn có các ngày tốt sau để đi tạ mộ sớm bớt cập rập cuối năm

Trong bài "Những ngày đẹp trong tháng Chạp để làm 4 nghi lễ cuối năm quan trọng nhất trước khi Tết đến" đã giới thiệu 2 ngày lễ Tạ mộ tốt nhất. Nhưng quá cận Tết nên chuyên gia phong thủy Nguyễn Hoàng đã bật mí thêm các ngày tốt khác có thể để đi tạ mộ sớm để người dân bớt cập rập cuối năm.

Nhắc lại vài ý nghĩa tốt đẹp đi Tạ mộ cuối năm

Lễ Tạ mộ cuối năm là một trong 4 nghi lễ quan trọng theo phong tục cổ truyền, mang đậm nét đẹp văn hóa và tâm linh của người Việt, có những ý nghĩa sau:

- Lễ Tạ mộ thể hiện lòng biết ơn sâu sắc đến những bậc tiền nhân đã khuất, đồng thời nhắc nhở con cháu về cội nguồn và truyền thống gia đình.

- Thông qua nghi lễ, gia đình cầu xin tổ tiên ban phước lành, phù hộ cho con cháu mạnh khỏe, an khang và thịnh vượng trong năm mới.

- Lễ tạ mộ là dịp để các thành viên trong gia đình sum họp, cùng nhau sửa soạn, làm sạch phần mộ và dâng lễ, tạo nên sự gắn kết và đoàn kết.

- Đây là cơ hội để gia đình dọn dẹp, chỉnh trang và làm đẹp khu vực mộ phần, thanh tẩy và chăm sóc phần mộ, thể hiện sự tôn kính và trách nhiệm đối với người đã khuất.

- Việc duy trì lễ tạ mộ, các thế hệ trẻ được học hỏi và hiểu thêm về giá trị văn hóa, góp phần giữ gìn và phát huy truyền thống, lưu truyền nét đẹp tâm linh của dân tộc.

- Nghi lễ tạ mộ cuối năm thường được tổ chức với sự trang trọng, thành kính, góp phần tạo nên không khí sum vầy, thiêng liêng trước thềm năm mới.

Chuyên gia phong thủy chỉ thêm các ngày tốt đi Tạ mộ

Theo Chuyên gia Nguyễn Hoàng chỉ thêm 8 ngày tốt để đi Tạ mộ

Nơi Tạ mộ

- Miếu thần linh ở nghĩa trang.

- Mộ phần tổ tiên.

Đối tượng cần thành kính khi đi Tạ mộ

- Các chư vị Thần linh, Chúa đất, Thổ địa tại nghĩa trang, mộ phần của gia tiên nhà mình. Mục đích nhằm cảm tạ các vị tôn thần đã cai quản long mạch, bảo vệ âm phần, tương trợ hương linh gia tiên nhà mình suốt năm qua.

- Cảm tạ và mời gia tiên về ăn Tết.

Sắm lễ Tạ mộ

Lễ vật tùy tâm. 

Mâm lễ cúng Thần linh Thổ địa nơi mộ phần thường là lễ mặn, tùy tâm mà biện lễ, nhưng có xôi, thịt luộc và một ít vàng, tiền xu mã. Mâm lễ Thần linh đặt trên ban thờ Thần linh nơi lăng mộ, nghĩa trang. Nếu không có ban thờ Thần linh thì tìm chỗ đất bằng phẳng, hoặc mang theo bàn nhỏ để đặt mâm lễ gần nơi mộ phần. 

Với mộ phần gia tiên, dân gian thường sắm ngựa, voi, tiền vàng, y phục mã, hoa, quả… đơn giản bày trực tiếp lên mộ phần (không sắm lễ nhiều vì gia tiên không được hưởng ở nơi đó - bởi theo quan niệm dân gian cúng bái nhiều thu hút vong linh khác đến lấy đi mất).

Tuy nhiên, điều quan trọng nhất không phải lễ nhiều, lễ đắt tiền, mà là con cháu đồng lòng, thành tâm và tôn kính đi lễ Tạ mộ cuối năm. Với các lăng mộ có quy mô lớn như lăng mộ đá, bạn có thể bày lễ vật trực tiếp trên phần mộ mới xây. Trong trường hợp phần mộ nhỏ hơn và không đủ diện tích, bạn có thể sắm thêm bàn để bày lễ vật. Tuy nhiên, điều quan trọng nhất khi chuẩn bị và thực hiện lễ cúng là lòng thành tâm và tôn kính.

Những ngày tốt có thể đi tạ mộ sớm

Ngoài 2 ngày tốt đã đăng trong bài "Những ngày đẹp trong tháng Chạp để làm 4 nghi lễ cuối năm quan trọng nhất trước khi Tết đến" (xem bài phía dưới), người dân có thể chọn một trong các ngày sau: 12, 16, 17, 18, 19, 23, 26, 27, 28, 29 tháng Chạp để đi tạ mộ cho phù hợp với hoàn cảnh gia đình.

Văn khấn tạ mộ cuối năm

Có rất nhiều bản văn khấn khác nhau nhưng điểm chung là khấn nơi mộ phần.

Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần)

- Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương. Con kính lạy ngài Địa tạng Vương Bồ Tát.

- Con kính lạy ngài Kim Niên Đương cai Thái Tuế Chí đức Tôn thần, Kim niên hành binh, Công tào Phán quan.

- Con kính lạy ngài Bản cảnh Thành Hoàng Chư vị Đại Vương quản cai nơi nghĩa trang.

- Con kính lạy Ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa Tôn thần.

- Con kính lạy các ngài Ngũ phương, Ngũ thổ Long Mạch Tôn thần, các ngài Tiền Chu tước, Hậu Huyền vũ, Tả Thanh Long, Hữu Bạch Hổ cùng liệt vị Tôn Thần cai quản trong nơi nghĩa trang này.

Con kính lạy hương linh cụ:…………………..

Hôm nay là ngày… tháng Chạp, năm cũ sắp qua, năm mới sắp đến.

Tín chủ (chúng) con là:…………..

Ngụ tại:…………..

Chúng con sắm sanh phẩm vật, hương hoa trà quả, kim ngân tịnh tài, dâng hiến trình cáo Tôn thần, kính rước vong linh bản gia tiên tổ chúng con là:............... có phần mộ táng tại………… được về với gia đình đón mừng năm mới, để cho cháu con được phụng sự trong tiết xuân thiên, báo đáp ân thâm, tỏ lòng hiếu kính. Cúi xin Tôn thần, Phủ thùy doãn hứa.

Âm dương cách trở. Bát nước nén hương. Thành tâm kính lễ. Cúi xin chứng giám. Phù hộ độ trì.

Nam mô A Di Đà Phật (3 lần).

* Thông tin trong bài chỉ mang tính tham khảo.

Theo Giadinhxahoi

Xem link gốc Ẩn link gốc https://giadinh.suckhoedoisong.vn/ngoai-2-ngay-tot-nhat-de-ta-mo-con-co-cac-ngay-tot-sau-de-di-ta-mo-som-bot-cap-rap-cuoi-nam-172250113160910481.htm

Văn Khấn

phong tục


8 'bí kíp' làm người chồng, người cha tốt
Mang thai và sinh con là hành trình kỳ diệu nhưng cũng đầy thử thách, nhất là khi người mẹ phải đối mặt với những thay đổi lớn về thể chất lẫn tinh thần. Đây là thời điểm người chồng cần đồng hành, hỗ trợ, sẻ chia, thể hiện tình yêu thương để cùng chào đón thành viên mới trong niềm hạnh phúc trọn vẹn.

Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.